Trong xây dựng, việc chống thấm và thi công hệ thống điện nước là hai công đoạn không thể tách rời. Một sai sót nhỏ khi thi công hai hạng mục này có thể dẫn đến tình trạng thấm dột, rò rỉ điện, nước và ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ công trình. Vậy làm thế nào để kết hợp chống thấm và điện nước cho tòa nhà một cách an toàn và bền vững, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Vì sao cần kết hợp chống thấm và điện nước cho tòa nhà ngay từ đầu
Nhiều chủ đầu tư thường mắc phải sai lầm khi tiến hành chống thấm và lắp đặt hệ thống điện nước riêng lẻ. Điều này dẫn đến xung đột kỹ thuật, thi công chống chéo thậm chí phá vỡ lớp chống thấm khi thi công đường ống, hộp gen điện. Vì vậy, việc kết hợp chống thấm và điện nước cho tòa nhà ngay từ đầu trong quá trình xây dựng hoặc cải tạo nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài và tránh được những vấn đề phức tạp, tốn kém về sau, cụ thể như:
- Đảm bảo sự đồng bộ về vật liệu xây dựng và kỹ thuật: Các chi tiết như ống xuyên, hộp kỹ thuật đều được xử lý chống thấm ngay từ trong quá trình lắp đặt
- Nâng cao tuổi thọ công trình: Khi chống thấm và điện nước được đồng bộ sẽ tránh được các rủi ro thấm nước vào hệ thống điện, hỏng hóc đường ống
- Tối ưu chi phí: Hạn chế tối đa việc phải đục phá tường, tháo dỡ hệ thống kỹ thuật, gây tốn kém về vật liệu, nhân công, thời gian, đồng thời ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hoặc các hoạt động kinh doanh của tòa nhà thương mại, khách sạn.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn: Khi cả hai hạng mục được kết hợp chặt chẽ sẽ giúp công trình đạt các yêu cầu nghiệm thu, đặc biệt là các dự án tòa nhà cao tầng như khách sạn, trung tâm thương mại,…

Các điểm giao thoa dễ gây rủi ro nếu không xử lý đúng
Các điểm giao thoa giữa hệ thống chống thấm và hệ thống điện nước là những vị trí cực kỳ nhạy cảm và dễ phát sinh rủi ro nếu không được xử lý đồng bộ và đúng kỹ thuật ngay từ ban đầu. Sau đây là các điểm giao thoa trong tòa nhà cần được chú ý thi công kỹ lưỡng.
- Cổ ống xuyên sàn, xuyên tường: Bất kỳ đường ống nào đi xuyên qua sàn bê tông (ống thoát sàn, ống thoát bồn cầu,…) hoặc xuyên qua tường đều tạo ra một lỗ hổng trên tường. Nếu không dùng băng trương nở hoặc cổ ống chống thấm chuyên dụng, nước chắc chắn sẽ len vào và gây thấm xuống tầng dưới và lan vào tường.
- Khu vực các thiết bị vệ sinh: Chân bồn cầu, bồn tiểu nam gắn tường, điểm tiếp giáp của bồn tắm,… nước thường đọng lại ở các vị trí này. Do đó, cần xử lý chống thấm sàn và tường kỹ lưỡng để đảm bảo không có khe hở cho nước ngấm vào.
- Đường ống thoát nước của điều hòa: Vị trí lắp đặt ống thoát nước của điều hòa đi xuyên qua tường hoặc kết nối với hệ thống thoát nước chung cần được xử lý chống thấm cẩn thận như các cổ ống khác.
- Các hộp nối điện âm tường, âm sàn: Tại các khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, ban công,… các hộp nối điện, công tắc, ổ cắm được cần bảo vệ khỏi hơi ẩm và nước xâm nhập trực tiếp. Nếu hệ thống ống nước rò rỉ vào các vị trí này sẽ gây ra các nguy cơ điện giật và hư hại tài sản.
- Tầng hầm và vị trí các đường ống, dây điện đi ngầm: Các đường ống cấp thoát nước đi xuyên tường hoặc sàn tầng hầm là những điểm có nguy cơ cao bị thấm nước nếu không chống thấm kỹ và kín quanh ống một cách chuyên nghiệp
>>>Xem thêm: Các giải pháp chống thấm cho hệ thống điện lạnh
Quy trình phối hợp chống thấm – điện nước đúng kỹ thuật
Việc phối hợp chặt chẽ giữa công tác chống thấm và thi công điện nước là yếu tố then chốt quyết định đến tuổi thọ và chất lượng tổng thể của tòa nhà. Sự chồng chéo và thiếu đồng bộ giữa hai hạng mục này có thể dẫn đến nhiều hậu quả như thấm dột, hư hỏng kết nối, đồ nội thất. Do đó, cần kết hợp chống thấm và điện nước cho tòa nhà theo quy trình sau đây.
Khảo sát và lập kế hoạch
Đơn vị thi công điện nước và chống thấm cần nắm vững bản vẽ thiết kế tổng thể để xác định vị trí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống ống nước, vị trí lắp đặt các thiết bị trong nhà. Sau khảo sát, lên kế hoạch thi công phối hợp theo đúng trình tự kỹ thuật, hạn chế việc đục phá sửa chữa về sau

Thi công phần thô
Đơn vị thi công sẽ thực hiện lắp đặt các đường ống cấp thoát nước, đường ống âm tường, âm sàn theo đúng bản vẽ. Các yêu cầu về kỹ thuật như độ dốc thoát nước, vị trí lắp đặt hộp kỹ thuật phải đúng vị trí. Và sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống âm tường, tiến hành thử áp lực, kiểm tra chống rò rỉ trước khi chuyển sang hạng mục chống thấm
Chuẩn bị bề mặt và xử lý cổ ống
Trước khi chống thấm cho từng khu vực, bề mặt sàn, tường nhà cần được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất. Đặc biệt, cổ ống xuyên sàn/tường phải được xử lý bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng như băng trương nở hoặc vữa không co ngót.

Thi công lớp chống thấm
Tiến hành thi công lên toàn bộ bề mặt chống thấm theo vật liệu đã chọn như: Sika, màng khò nóng, keo Acrylic, sơn PU, xi măng gốc polymer,… Quá trình thi công cần đảm bảo độ dày, lớp phủ đều không để hở các góc chân tường, khe co giãn và xung quanh cổ ống
Lắp đặt các thiết bị điện nước hoàn thiện
Khi lớp chống thấm đã khô có thể lắp đặt các thiết bị như bồn cầu, lavabo, bồn tắm, công tắc, ổ cắm,… Trong quá trình lắp đặt cần cẩn thận thao tác để tránh làm hư tổn lớp chống thấm đã thi công

Kiểm tra và nghiệm thu công trình
Sau khi hoàn thiện 2 hạng mục này, đơn vị thi công tiến hành thử nước tại các khu vực nhà vệ sinh, ban công, sàn mái trong vòng 24 – 48h để kiểm tra hiện tượng rò rỉ, thấm dột. Nếu công trình đạt chất lượng sẽ chuyển qua thi công các hạng mục tiếp theo.
F24 Vietnam – Đơn vị tiên phong trong giải pháp chống thấm kết hợp điện nước tại TP. HCM
Trong bối cảnh thi công xây dựng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng và độ bền, F24 Vietnam tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ chống thấm kết hợp đồng bộ với thi công hệ thống điện nước tại khu vực phía Nam. Chúng tôi là nền tảng kết nối đội ngũ thợ đa lĩnh vực cùng nhà thầu uy tín trên cả nước, vì vậy F24 cam kết mang đến giải pháp thi công bền vững cho hai hạng mục chống thấm và điện nước
Với kinh nghiệm thực chiến nhiều năm cùng đội ngũ kỹ sư, đội thợ tay nghề cao, F24 không chỉ bàn giao công trình đạt chất lượng mà còn cam kết bảo hành minh bạch cho toàn bộ hệ thống điện nước của tòa nhà. Mọi công đoạn thi công sẽ được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn nhằm hạn chế sai sót, tiết kiệm chi phí lâu dài cho chủ đầu tư.

Như vậy, giai đoạn kết hợp chống thấm và điện nước cho tòa nhà không thể tách rời nếu bạn muốn công trình của mình thực sự vững vàng và an toàn. Đừng chờ đến khi nào có sự cố xảy ra thì mới lo sửa chữa. Để nâng cao giá trị sử dụng của công trình, hãy liên hệ F24 qua Hotline 1900 8674 để được tư vấn các giải pháp đồng bộ.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24