Nước sạch nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Bên cạnh những thành tựu đáng kể, ngành cấp thoát nước vẫn đang phải đối mặt với các khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, vận hành nguồn lực. Do đó, những góc khuất trong ngành cấp thoát nước cần được nhìn nhận và giải quyết để đảm bảo an ninh nguồn nước và sức khỏe cộng đồng.
Quản lý và vận hành nguồn lực yếu kém
Ngành cấp thoát đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp nước sạch và xử lý nước thải, đảm bảo đời sống sinh hoạt và môi trường sống lành mạnh cho người dân. Tuy nhiên, một góc khuất đáng lo ngại là tình trạng quản lý và vận hành nguồn lực chưa thực sự hiệu quả. Nhiều quy trình kiểm tra, bảo trì còn mang tính hình thức khiến các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn, nước nhiễm bẩn kéo dài mà không có biện pháp khắc phục triệt để.
Năm 2016 tại TPHCM, tỷ lệ thất thoát nước sạch là 27,83%, mỗi ngày mất gần 556.000 m3 nước, tương đương 3 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do hệ thống đường ống cũ kỹ, xuống cấp và quản lý nguồn lực yếu kém.

Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch trong quản lý tài chính và phân bổ ngân sách cũng làm dấy lên những nghi ngờ về tính hiệu quả và trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Điều này cho thấy ngành cấp thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ và quyết liệt để dứt điểm tình trạng thất thoát nước cũng như nâng cao năng lực quản lý, vận hành.
Nguồn lực đầu tư hạn chế
Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên nước phong phú nhưng đang phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu với sự gia tăng của tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt, khô hạn. Đáng lo ngại hơn, tốc độ phát triển công nghiệp quá nhanh, quá nóng khiến hạ tầng không đáp ứng được, quá tải và thiếu hụt trong các dịch vụ thiết yếu. Cho nên việc đầu tư hạ tầng cấp thoát nước vẫn chưa đạt yêu cầu để đảm bảo người dân sử dụng nước sạch 100%
Nhiều hệ thống cấp thoát nước đã lạc hậu và xuống cấp chưa được nâng cấp kịp thời do thiếu kinh phí. Các dự án cải tạo, xây dựng thủy điện thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn đến tình trạng thất thoát nước sạch. Một điều đáng nói là đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải tập trung rất tốn kém, đòi hỏi công nghệ cao nên rất ít doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam có thể làm được, nhất là với mức phí thu gom và xử lý nước thải quá thấp do chính phủ Quy định.
>>> Xem thêm: Tình hình phát triển của ngành dịch vụ cấp thoát nước
Công nghệ lạc hậu
Một trong những góc khuất trong ngành Cấp thoát nước đáng lo ngại ở nước ta là tình trạng công nghệ lạc hậu kéo dài. Nhiều hệ thống xử lý được xây dựng từ nhiều năm trước, nay đã xuống cấp và không theo kịp các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại. Công nghệ cũ không chỉ làm giảm chất lượng nước đầu ra mà còn gây thất thoát nước sạch trong quá trình vận hành.

Phần lớn nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào môi trường và làm ô nhiễm nguồn nước bề mặt. Tại các khu công nghiệp, vấn đề xử lý nước thải là một thách thức lớn khi nhiều nhà máy chưa đầu tư vào hệ thống vận hành, dẫn đến tình trạng xả thải trái phép ra ngoài môi trường.
Thiếu hệ thống giám sát hiệu quả
Vào năm 2019, một vụ bê bối nước bị nhiễm dầu ở Hà Nội bị phát hiện sau khi nước bẩn đã được phân phối đến người dân. Điều này cho thấy lỗ hổng rất lớn trong việc giảm sát chất lượng nguồn nước.
Theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vào năm 2010, Việt Nam không có hệ thống giám sát kiểm tra nước sạch đáng tin cậy. Mặc dù có các dữ liệu về chỉ tiêu chất lượng nhưng lại không có dữ liệu đầu vào cũng như không rõ phương pháp giám sát chất lượng.

Thêm vào đó, ADB còn nêu ra góc khuất trong ngành Cấp thoát nước và công tác giám sát chất lượng nước ở địa phương. Nghiên cứu cho rằng các địa phương không có động lực cải thiện hệ thống giám sát chất lượng nước để giữ số liệu tiếp cận nước sạch ở mức thấp. Điều này giúp họ dễ dàng kêu gọi thêm vốn đầu tư của trung ương hoặc tài trợ nước ngoài.
Bất bình đẳng trong tiếp cận nước sạch
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới – WB (2014), có sự bất bình đẳng về cung ứng nước sạch giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo. Bên ngoài các thành phố lớn, mức độ tin cậy của chất lượng nguồn nước sạch không được đảm bảo trong khi ở nông thôn có năng lực quản lý và bảo dưỡng hệ thống nước sạch.
Nhìn chung, tỷ lệ tiếp cận nước sạch ở khu vực thành thị cao hơn đáng kể so với nông thôn. Những vùng sâu vùng xa vẫn còn thiếu nước sạch hoặc phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch rõ rệt trong khả năng tiếp cận nước sạch giữa các nhóm thu nhập. Tại các khu vực thành thị, nhóm 20% số người giàu nhất ở thành thị được sử dụng nước máy sạch là 95%, trong khi đó, nhóm 20% số người nghèo nhất chỉ đạt 35%. Ở nông thôn, tình trạng bất bình đẳng còn rõ hơn, chỉ có 3% của nhóm 20% người thu nhập thấp được được dùng nước máy, 43% của 20% người giàu nhất dễ dàng tiếp cận nước sạch. Như vậy, những con số này cho thấy nước sạch vẫn là một đặc quyền dành cho người giàu và cư dân đô thị.

=> Kết luận: Ngành cấp thoát nước ở nước ta vẫn đang tồn tại nhiều góc khuất, từ nguồn lực đầu tư hạn chế, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận nước sạch. Điều này ảnh hưởng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn đặt ra nhiều thách thức đối sự phát triển bền vững của quốc gia.
Để khắc phục những bất cập trên, cần có sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đơn vị liên quan tập trung vào các giải pháp đồng bộ như tăng cường đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và giám sát hệ thống. Đồng thời cần minh bạch trong trong quy trình vận hành, nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự và đẩy mạnh hợp tác công – tư nhằm tối ưu hóa nguồn lực. Hy vọng với sự chung tay của toàn xã hội, những góc khuất trong ngành cấp thoát nước sẽ được xóa bỏ, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo vệ môi trường hiệu quả hơn
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24