Ngành dịch vụ cấp thoát nước đang trải qua giai đoạn phát triển đầy tiềm năng, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố quan trọng. Sự tăng trưởng của dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về nước sạch và hệ thống thoát nước hiệu quả. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về tình hình phát triển của ngành dịch vụ cấp thoát nước thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Nhu cầu về dịch vụ cấp thoát nước tăng do dân số tăng và đô thị hóa
Sự gia tăng về dân số và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đang tạo ra áp lực lớn đối với hệ thống cấp thoát nước ở nước ta. Khi số lượng dân cư ngày càng đông, nhu cầu sử dụng nước sạch để sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác cũng tăng theo. Tại các khu đô thị, việc cung cấp nước và xử lý nước thải là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng cuộc sống và môi trường.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa còn kéo theo sự phát triển của các khu dân cư, khu công nghiệp, trung tâm thương mại khiến hệ thống cấp thoát nước phải mở rộng và nâng cấp liên tục. Nếu không được đầu tư về hạ tầng dễ dẫn đến tình trạng quá tải và gây ngập úng diện rộng. Trước thực trạng này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cấp thoát nước toàn diện, từ lắp đặt đến sửa chữa và bảo trì hệ thống, nhằm đảm bảo sự tiện nghi trong sinh hoạt của người dân và góp phần bảo vệ môi trường.
Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng cấp thoát nước
Hiện tại, nước ta đang có khoảng 750 nhà máy xử lý nước sạch với tổng công suất hơn 1 triệu m3/ngày. Tỷ lệ dân cư độ thị được dùng nước sạch hơn 92%, trong khi trung bình cả nước là 17,5%. Song song đó, khoảng 80 dự án xử lý nước thải với công suất hơn 2 triệu m3/ngày đêm đang được triển khai nhưng tỷ lệ thu gom mới đạt 60% và xử lý nước thải 17%. Vấn đề ngập lụt độ thị tại TP. HCM và Hà Nội là cấp bách nhưng lại thiếu giải pháp căn bản, lâu dài.
Theo Lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, để 100% người dân được dùng nước sạch thì cần phải đầu tư lớn hơn. Đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 9 tỷ USD để đầu tư hạ tầng nước sạch. Thực tế, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, Việt Nam cần tới 30 tỷ USD để hoàn thiện các hạ tầng cấp thoát nước, gồm các dự án nước sạch, xử lý nước thải dân sinh và công nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, nước ta đã và đang huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để cập nhật, xây dựng hệ thống hạ tầng mới thay cho hệ thống cũ, lạc hậu, bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế và vốn từ nguồn lực tư nhân. Nhiều dự án lớn đang được triển khai trên khắp cả nước, tập trung tại các thành phố lớn và khu vực đô thị. Chính phủ Việt Nam đã xác định đầu tư hạ tầng cấp thoát nước là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng các mục tiêu về: khả năng tiếp cận nước sạch; cải thiện hệ thống thoát nước; bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
Các công nghệ xử lý cấp thoát nước được ứng dụng rộng rãi
Hệ thống cấp thoát nước là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Với sự phát triển của công nghệ, nước ta có thể tiếp cận, tận dụng sự hỗ trợ về công nghệ ứng dụng trong xử lý nước thải, sử dụng các thiết bị thông minh để kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước, hạn chế sự thất thoát và tiết kiệm nước.
Gần đây nhất tháng 3/2021, Hội nước Úc (Australian Water Association – AWA) và Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty nước Sydney Water và Công ty Downer đã tổ chức tour tham quan Trạm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải Fairfield có ứng dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR). Mục đích của chương trình lần này là kết nối và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ đổi mới giữa các ty cấp thoát nước Úc và Việt Nam. Đây là một nước tiến quan trọng trong việc hợp tác quốc tế và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho ngành Cấp thoát nước Việt Nam.
Triển vọng và thách thức cho ngành dịch vụ cấp thoát nước
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thách thức lớn nhất mà ngành dịch vụ Nước tại Việt Nam đang phải đối mặt đó là sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp và đô thị hóa. Nhiều công trình còn thiếu sự đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp dẫn đến tình trạng thất thoát nước gây lãng phí nguồn lực. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng nguồn vốn đầu tư cho ngành dịch vụ cấp thoát nước vẫn còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu nhờ vào ODA, liên doanh đầu tư và chưa thu hút được nguồn lực tư nhân.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là một thách thức lớn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,… đều ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Đòi hỏi ngành này phải có các giải pháp thích ứng và ứng phó kịp thời.

Bên cạnh những thách thức kể trên là những cơ hội rộng mở cho ngành Cấp thoát nước. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp gắn liền với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, tìm ra những giải pháp bền vững để mang nước sạch, nước thô đến các địa phương đang bị thiếu nước. Ngoài ra, sự nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe và đời sống tạo ra áp lực đòi hỏi ngành dịch vụ Nước không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hy vọng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng, ngành dịch vụ cấp thoát nước Việt Nam sẽ ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần sự phát triển bền vững của đất nước.
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24