Có nên che cục nóng máy lạnh không? Nên lưu ý gì khi che máy lạnh?

Lắp đặt mái che cho cục nóng máy lạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình. Nhiều người dùng sẽ băn khoăn “Có nên che cục nóng máy lạnh không?”. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin, giúp bạn có đáp án về thắc mắc trên.

Có nên che cục nóng máy lạnh hay không?
Có nên che cục nóng máy lạnh không?

Có nên che cục nóng máy lạnh không?

Chắc hẳn việc che chắn cục nóng máy lạnh là một chủ đề được nhiều người dùng quan tâm. Một số người cho rằng cục nóng cấu tạo từ nhôm, sắt được sơn tĩnh điện, mạ màu… Lớp này theo thời gian, điều kiện thời tiết Việt Nam hiện nay thì sẽ bay đi gây mục gỉ, nhất là ở các nơi góc cạnh, chân đế. Nên việc che chắn sẽ giúp bảo vệ cục nóng khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt, tăng tuổi thọ cho máy và tiết kiệm điện năng. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cục nóng được nhà sản xuất thiết kế để bên ngoài vì đây là bộ phận có chức năng giải phóng nhiệt được hấp thụ trong phòng ra ngoài môi trường. Cục nóng máy lạnh được chế tạo để chịu mưa, nên sẽ không dễ hỏng như vậy. Vậy thì đâu sẽ là câu trả lời “Có nên che cục nóng máy lạnh không?”.

Theo các chuyên gia về điện lạnh, việc che chắn cục nóng máy lạnh mang lại nhiều lợi ích hơn là hại. Che chắn giúp bảo vệ lớp sơn tĩnh điện, mạ màu trên cục nóng, chống rỉ sét, mục nát, đặc biệt là ở các góc cạnh và chân đế. Bụi bẩn cũng sẽ ít bám vào lưới tản nhiệt hơn, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm điện. Ngoài ra, việc che chắn còn có thể giúp giảm tiếng ồn phát ra từ cục nóng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc che chắn cục nóng máy lạnh có lợi hơn là hại. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả hoạt động và an toàn cho máy.

Một số lưu ý khi lắp mái che cục nóng máy lạnh

Chọn mái che phù hợp

Không nên che chắn quá kín vì có thể làm giảm lưu thông khí, khiến cục nóng hoạt động quá nhiệt, dẫn đến giảm hiệu quả làm mát và tốn điện hơn. Do đó, cần lựa chọn vật liệu che chắn phù hợp, có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm nước và không dễ cháy. Nên sử dụng lưới che, mái che bằng nhựa, kim loại… và tránh sử dụng bìa carton, nilon, vải….

Ngoài ra, cần giữ khoảng cách an toàn giữa cục nóng và mái che vì dàn nóng có nhiệt vụ tản nhiệt để đảm bảo lưu thông khí. Khoảng cách tối thiểu giữa cục nóng và mái che là 30cm.

Tránh lắp đặt hướng gió thổi vào quạt cục nóng

Nên lắp đặt dàn nóng ở nơi thông thoáng, gió tốt, tránh chỗ quá kín để không bị bí hơi. Tránh nơi có gió thổi trực tiếp sẽ gây sức ép lớn nên hao điện hơn. Chọn vị trí gió thổi ngang qua hoặc vuông góc với hướng quạt để tản nhiệt nhanh và tiết kiệm điện năng.

Vị trí lắp đặt cục nóng máy lạnh phù hợp

  • Để máy lạnh hoạt động hiệu quả và bền bỉ, tránh lắp đặt cục nóng máy lạnh gần mặt đất hoặc dưới tán cây. Nước mưa có thể làm ngập và gây hư hỏng linh kiện, còn bụi bẩn và côn trùng có thể làm tắc nghẽn và hỏng máy.
  • Khi lắp đặt cục nóng máy lạnh, hãy để cách tường ít nhất 10cm. Khoảng cách an toàn cho hai bên hông máy nên là 0,25m, và phía trước cục nóng cần cách tường ít nhất 60cm.

Lưu ý khi lắp đặt máy lạnh không quá sát và có khoảng cách với tường

  • Để máy lạnh làm mát tối nhất, hướng gió thổi từ cục nóng phải vuông góc với quạt. Điều này giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm điện năng.
  • Chọn vị trí lắp đặt cục nóng dễ dàng vệ sinh để bảo dưỡng định kỳ và duy trì hiệu suất máy lạnh.

Hy vọng sau khi đã tham khảo qua bài viết của F24 Vietnam, bạn đã biết được có nên che cục nóng máy lạnh không cũng như là lưu ý khi lắp mái che cho cục nóng máy lạnh. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu vệ sinh – sửa chữa – tháo lắp máy lạnh chất lượng giá tốt thì liên hệ với F24 để được hỗ trợ. 

Tham khảo thêm dịch vụ điện lạnh tại F24

Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24