Cách phòng chống tai nạn điện dân dụng

Theo thống kê của Cục an toàn lao động – Bộ LĐTB&XH, hàng năm nước ta có đến 450 – 500 trường hợp bị điện giật, trong đó khoảng 350 – 400 trường hợp tử vong. Điều đáng tiếc nhất là phần lớn các tai nạn nghiêm trọng đều bắt nguồn từ sự chủ quan và thiếu hiểu biết về an toàn điện. Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng chống tai nạn điện dân dụng hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro đáng tiếc.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn điện

Tai nạn điện là một trong những tai nạn nguy hiểm và thường gặp trong đời sống hàng ngày gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện dân dụng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và chủ động phòng ngừa, bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro tiềm ẩn từ điện. 

  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng thiết bị điện đang bị rò rỉ hoặc dẫn điện qua vỏ kim loại
  • Để dây điện, ổ cắm tiếp xúc trực tiếp với nước
  • Tay chạm trực tiếp vào dây dẫn điện bị hở.
  • Chủ quan, bất cẩn, không ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa
  • Trẻ em nghịch phá ổ cắm, dây điện mà không có sự giám sát của người lớn.
Cách phòng chống tai nạn điện dân dụng
Nếu không cẩn trọng trong quá trình sửa chữa điện sẽ dẫn đến các tai nạn về điện

Các cách phòng chống tai nạn điện dân dụng

Không dùng dây nối điện đã bị hỏng

Dây điện bị rò rỉ hay hư hỏng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện nguy hiểm. Chỉ một vết nứt nhỏ trên dây cũng có thể khiến bạn bị điện giật. Cho nên, hãy bỏ đi những đoạn dây điện bị hỏng và thay thế bằng dây nối chất lượng. Sau đó kiểm tra và bọc kín các mối nối để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nhất là trong môi trường ẩm ướt. 

Không dùng thiết bị điện đã quá cũ hoặc hỏng

Nhiều người thường tiếc nuối khi vứt bỏ những thiết bị điện gia dụng đã cũ hoặc gặp lỗi như nồi cơm điện, lò vi sóng, bếp điện,… Tuy nhiên, việc tiếp tục sử dụng các thiết bị này dễ tiềm ẩn các nguy cơ chập điện, dễ gây cháy nổ. Để tránh những rủi ro không đáng có, bạn nên bỏ ngay các thiết bị điện tử đã quá cũ hoặc mang đi sửa chữa kịp thời để đảm bảo môi trường sống an toàn cho cả gia đình. 

Không dùng thiết bị điện đã quá cũ hoặc hỏng
Không dùng thiết bị điện đã quá cũ để hạn chế nguy cơ chập điện

Rút phích cắm điện đúng cách

Một cách phòng chống tai nạn điện dân dụng hiệu quả mà nhiều người thường không nghĩ tới đó là cần phải rút phích cắm điện đúng cách. Thay vì cầm đúng đầu phích cắm rồi mới rút điện thì nhiều người lại kéo đường dây điện cho đến khi phích cắm rớt ra khỏi ổ cắm điện. Đây là một thói quen cực kỳ nguy hiểm, vừa dễ hỏng phích cắm và nguy cơ điện giật là rất cao. Cho nên, nếu muốn rút thiết bị ra khỏi ổ cắm thì không nên nắm dây mà phải rút ở đầu phích cắm điện. 

Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường

Hiện nay, nhiều gia đình ưu tiên thiết kế đường dây điện âm tường để tăng tính thẩm mỹ và tạo sự gọn gàng cho không gian sống. Nhưng nếu muốn khoan tường để lắp móc treo hoặc giá đỡ thì nguy cơ khoan trúng dây điện âm tường là rất cao. Để tránh sự cố này, bạn cần sử dụng máy dò điện để xác định đúng vị trí dây điện. Đây là cách phòng chống tai nạn điện dân dụng hiệu quả mà nhiều người thường bỏ qua. 

Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường
Sử dụng máy dò điện trước khi khoan tường

Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm

Một ổ cắm điện không nên cắm quá nhiều thiết bị điện có công suất cao. Khi hệ thống quá tải, lớp vỏ cách điện có thể bị nóng chảy, gây chập điện và dẫn đến cháy nổ. Tốt nhất nên chia đều các thiết bị điện vào các ổ cắm khác nhau, tránh tập trung quá nhiều vào một ổ cắm. 

Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt

Nước là một chất dẫn điện rất tốt nên nhà tắm là khu vực tiềm ẩn sự nguy hiểm cao hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải có ổ cắm dành cho máy sấy tóc, máy cạo râu thì nên đặt ở vị trí cao, khô ráo, tránh xa bồn tắm, vòi hoa sen để nước không bắn vào. Ngoài ra, có thể sử dụng loại ổ cắm có nắp đậy bảo vệ khi không sử dụng tới để giảm nguy cơ rò điện, chập điện. 

Không dùng nước dập lửa khi ổ cắm bị cháy

Khi thấy ổ cắm điện đang bị cháy, bạn có thể hoảng hốt và lấy nước để dập lửa. Tuy nhiên, hành động này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: làm đám cháy lan rộng, điện giật, hư hỏng các thiết bị và đồ đạc xung quanh. Vậy nên trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và ngắt cầu dao điện ngay lập tức. Nếu trong nhà có bình chữa cháy hãy sử dụng ngay để dập lửa. 

Không dùng nước dập lửa khi ổ cắm bị cháy
Dùng bình chữa cháy để dập lửa

Luôn trang bị dụng cụ bảo hộ, cách điện

Khi thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra và sửa chữa điện, việc trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, thiết bị cách điện là điều cần thiết. Những vật dụng như găng tay cách điện, giày cách điện, bút thử điện hay tua vít,… sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị điện giật. Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ cứu bạn khỏi những tai nạn điện đáng tiếc mà còn giúp cho quá trình thao tác diễn ra an toàn. 

Kiểm tra và bảo trì hệ thống điện thường xuyên

Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn như rò rỉ điện, ổ cắm cháy sém hay các mối nối lỏng lẻo. Đồng thời duy trì hoạt động ổn định của các thiết bị điện trong gia đình. Vì vậy, đừng chờ đến khi sự cố xảy ra mà hãy chủ động gọi thợ điện chuyên nghiệp đến bảo trì hệ thống điện gia đình để đảm bảo mọi sự an toàn cho cả gia đình và khu vực sống xung quanh. 

Hướng dẫn xử lý khi có tai nạn điện

Nếu phát hiện có người bị điện giật, lúc này bạn cần bình tĩnh và có thể làm theo các bước hướng dẫn sau đây. 

  • Ngắt nguồn điện: Ngắt cầu dao hoặc cầu chì ngay lập tức để cắt nguồn điện, tránh gây ra những nguy hiểm khác. 
  • Kiểm tra an toàn cá nhân: Tuyệt đối không chạm vào người bị điện giật bằng tay bởi. Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, hãy sử dụng các vật liệu cách điện như gậy gỗ, cao su, nhựa.
  • Sơ cứu người bị nạn: Ngay sau khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, hãy gọi ngay số cấp cứu 115 để được hỗ trợ y tế kịp thời. Nếu nạn nhân không thở hay tim ngừng đập, tiến hành hô hấp nhân tạo (CPR) ngay lập tức và tiếp tục thực hiện cho đến khi nhân viên y tế đến nơi
  • Kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện: Đảm bảo rằng nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn, sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem có dòng điện nào còn chảy qua không. Bạn có thể gọi đơn vị sửa chữa điện đến kiểm tra và khắc phục.
Hướng dẫn xử lý khi có tai nạn điện
Tách nạn nhân bằng ra khỏi nguồn điện bằng vật liệu cách điện như gậy gỗ

Trên đây là các cách phòng chống tai nạn điện dân dụng mà F24 Vietnam chia sẻ đến bạn. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến bạn bè và người thân để cùng nhau nâng cao ý thức về an toàn điện. Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về dịch vụ điện dân dụng như: đi dây điện âm tường, lắp đặt công tắc, ổ cắm điện, các thiết bị chiếu sáng hay sửa chữa điện tại nhà, hãy nhấc máy lên và gọi tới số:

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN: 

    Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24