Tại sao phải thi công điện nước dân dụng đúng kỹ thuật?

Trước khi xây dựng bất kỳ một công trình nào, nhà thầu cần phải trải qua khâu thiết kế và thực hiện quy trình thi công điện nước. Bởi đây là là giai đoạn vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tiện nghi của ngôi nhà. Để đạt được điều đó, việc đầu tư vào thi công điện nước dân dụng trở thành lựa chọn thiết yếu, mang lại sự yên tâm và tăng giá trị tài sản cho gia chủ. Hãy theo dõi bài viết này để thấy rõ tầm quan trọng của việc thi công đúng kỹ thuật và quy trình thực hiện nhé.

Tầm quan trọng của việc thi công điện nước dân dụng đúng kỹ thuật

Nhiều người cho rằng, các công trình nhà ở dân dụng chỉ cần điện sáng và nước chảy là đủ. Việc quan tâm tới lắp đặt có đúng kỹ thuật hay không là điều không cần thiết. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi rủi ro đến với công trình là vô cùng lớn, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng con người. Thực tế ở nước ta có rất nhiều vụ rò rỉ điện, giật điện chết người, mà nguyên nhân trực tiếp do lắp đặt hệ thống điện không đúng kỹ thuật, không đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra.

Do đó, hệ thống điện nước đạt chuẩn là yếu tố then chốt để ngăn ngừa các nguy cơ chập điện, rò rỉ nước và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, thi công đúng kỹ thuật giúp nâng cao độ bền và tuổi thọ công trình. Hệ thống điện nước vận hành ổn định sẽ tránh được các tình trạng hư hỏng thường xuyên, từ đó tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì, duy trì sự tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày.

thi công điện nước dân dụng đúng kỹ thuật
Cuộc sống tiện nghi và an toàn khi hệ thống điện nước đạt tiêu chuẩn

Cuối cùng, thi công điện nước dân dụng đúng tiêu chuẩn còn tăng tính thẩm mỹ và giá trị ngôi nhà. Dây điện, ống nước được bố trí gọn gàng, ẩn trong tường hoặc trần nhà, mang đến không gian sống hiện đại. Vì vậy, việc đầu tư vào thi công điện nước sẽ mang lại lợi ích dài hạn, tăng giá trị bất động sản nếu có nhu cầu bán lại hay cho thuê.

Quy trình thi công điện nước dân dụng đúng kỹ thuật

Thi công hệ thống điện

Lắp đặt hệ thống ống bảo bảo vệ đường dây điện theo tiêu chuẩn IEC. 

Ống bảo vệ phải là loại nhựa dẻo, có khả năng chịu nhiệt cao, chịu lực tác động và có thể uốn được. Ở khu vực thuộc tầng kỹ thuật, ta đặt ống âm tường và sàn bê tông như sau:

  • Hệ thống ống đặt trong sàn bê tông được thực hiện ngay sau khi xây dựng xong lớp sắt sàn. Ở những nơi chỉ có một lớp sắt sàn, ống dẫn sẽ đặt ngay trên lớp sắt, ở vị trí có hay lớp sắt sàn ống sẽ được đặt ở giữa. Đối với những đoạn rẽ, các ống này sẽ được uốn cong bằng lỗ, bán kính vào khoảng 6 – 9 lần đường kính ống đảm bảo có thể dễ dàng kéo dây hoặc thay thế nếu sau này có xảy ra sự cố.
  • Không dùng các co nối ở những đoạn rẽ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kéo dây do khúc rẽ quá gắt. Ở các đoạn rẽ từ 3 nhánh trở lên nên được thực hiện trong các hộp
  • Các ống chờ đầu kéo dây phải được bọc kín, tránh các dị vật lọt vào trong và khó khăn trong việc kéo dây.
thi công điện nước dân dụng
Thi công hệ thống điện

Lắp đặt cáp điện

Công đoạn lắp đặt cáp điện hết sức quan trọng nên cần được thực hiện tỉ mỉ cùng đội ngũ thợ xây dựng có tay nghề cao để đảm bảo việc lắp đặt đơn giản và dễ dàng sửa chữa, thay thế sau này.

Khi thi công lắp đặt cáp điện, bạn cũng cần lưu ý:

  • Số lượng dây chỉ nên chiếm <40% tiết diện ống, các dây nên được phân phối đúng khu vực, như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay thế sau này.
  • Lắp đặt dây theo đúng thực tự, vị trí trong sơ đồ. Không nối dây trong ống tránh xảy ra các sự cố về chập điện.
  • Đầu cáp nối có đường kính phù hợp với tiết diện dây, cáp điện đấu nối vào các thiết bị. Các mối nối phải cách điện toàn hệ thống, không trùng trên các mặt cắt, khoảng cách các tuyến dây hợp lý, không vướng víu, điện trở cách điện phải đạt yêu cầu theo TCVN.
  • Đường dây cáp đi ngầm phải có độ sâu tối thiểu 800mm, luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ. Mật độ dây đi trong ống và máng phải <40% để tản nhiệt tốt. 

Lắp đặt tủ điện, bảng điện

Các tủ điện, bảng điện là loại tủ có bệ đỡ và có thể gắn trên tường. quá trình lắp đặt tủ điện và bảng điện phải phối hợp với nhà thầu xây dựng ngay trước khi hoàn thiện phần tường. Bởi vì lúc này chúng ta mới có thể xác định vị trí các thanh sắt, tắc-kê để lắp tủ.

Lắp đặt tủ điện, bảng điện
Lắp đặt tủ điện, bảng điện

Lắp đặt các thiết bị điện

  • Dây điện, aptomat, công tắc: đảm bảo sử dụng vật liệu chất lượng được yêu cầu trong bản thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư
  • Hệ thống đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm: Được lắp vào thời điểm ngay sau khi kéo dây và lớp sơn tường hoàn thiện.
  • Hệ thống dây dẫn và thiết bị điện: Tuân thủ các nguyên lý lắp đặt, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ để phối hợp với phần xây dựng.
  • Vị trí hộp điện, hộp chờ: Lắp đặt chính xác cả về vị trí lẫn độ cao, theo đúng tuyến và có độ chắc chắn. Các đầu dây chờ phải có dấu phân biệt để tránh nhầm lẫn.
  • Tiến hành thử xông điện và hoạt động của hệ thống: Ngay sau khi đã lắp đặt đủ các thiết bị điện, cần kiểm tra và sửa đổi kịp thời trước khi đưa vào sử dụng.
Lắp đặt các thiết bị điện
Lắp đặt các thiết bị điện

Thực hiện công tác đấu nối, kiểm tra

Công tác đấu nối, kiểm tra và nghiệm thu công trình cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân công có trình độ kỹ thuật cao. Khi nghiệm thu cần lưu ý một điểm sau:

  • Ngay từ khi lắp đặt điểm nối của các thiết bị, các đầu ruột cáp phải được bấm đầu cốt, trừ các trường hợp kết cấu điểm nối tại thiết bị có công suất nhỏ.
  • Trước khi tiến hành đấu nối, kiểm tra cẩn thận sơ đồ đấu nối, hiệu điện thế sử dụng của các thiết bị.
  • Gắn mã số cho các thiết bị: hộp nối, đèn chiếu sáng, máy lạnh, quạt, trụ đèn,… để dễ dàng cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng sau này. 

Thi công hệ thống cấp nước

Các thiết bị cấp nước như van, ống, máy bơm,… được sử dụng cho công trình phải phù hợp với yêu cầu về thiết kế, chủng loại, chất lượng và nguồn nước. Trong đó, ống nước và các thiết bị phải được lắp đặt đúng vị trí. Các mối nối phải chắc chắn và kín khít. Sau khi lắp đặt xong phải có biện pháp bảo vệ đường ống, không được làm bẹp, méo hay hư hỏng.

Để đảm bảo công tác thi công phần nước diễn ra thuận lợi, thợ nước phải kết hợp với thợ nề, thợ cốp pha để bố trí ống thông, ống cấp thoát nước thông qua dầm, sàn nhà, tường nhà theo bản vẽ. Đường ống nước phải được bảo quản kỹ, tránh cát, đất và các vật khác lọt vào trong ống suốt quá trình thi công. Trước khi nghỉ hay tạm ngừng thi công, các đầu ống phải được bịt bằng nút bịt hay có biện pháp che chắn sao cho không có bụi bẩn, tạp chất bám vào trong đường ống.

Thi công hệ thống cấp nước
Thi công hệ thống cấp nước

Đường ống nước ngầm phải được lắp đặt trước khi thợ nề tô trát tường. Sau khi lắp đặt xong, sẽ tiến hành thử áp lực nước cho từng tuyến ống. Dụng cụ thử áp lực nước bao gồm bơm áp lực chạy bằng điện, đồng hồ đo áp lực có chỉ số đo từ 0 – 20 kg/cm2, van xả khí. quá trình này phải bơm đầy nước vào ống một cách từ từ sao cho khí thoát hết ra bên ngoài, đường ống chứa đầy nước trong vòng 24h trước khi tiến hành thử áp lực. Áp lực thử và thời gian thử phải đúng quy định trong thiết kế và hướng dẫn của nhà thầu xây dựng

Khi thử áp lực xong toàn bộ hệ thống cấp nước, tiến hành xả nước, rửa đường ống và ngâm nước khử trùng theo đúng yêu cầu của thiết kế.

Thi công hệ thống điện lạnh

  • Các ống môi chất làm lạnh cần được chủ đầu tư giám sát và tư vấn trước khi tiến hành lắp đặt. Bên cạnh đó, ống môi chất làm lạnh đi ngầm trong tường hay đi nổi cần phải bọc lớp cách nhiệt dày tối thiểu 19mm cho ống hơi và 6mm cho ống lỏng.
  • Thời gian thi công ống môi chất làm lạnh đi ngầm: sau 5 ngày khi xây tường xong
  • Ống xả nước ngưng bằng nhựa PVC bọc cách nhiệt tối thiểu 13mm, độ dốc 1%.
  • Lỗ mở xuyên sàn hoặc tường phải được làm kín bằng vật liệu chống thấm nước
  • Sau khi lắp đặt xong các thiết bị phải kiểm tra áp lực ống dẫn môi chất lỏng trước khi bơm gas vào. Gas phải được kiểm tra áp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Thi công hệ thống điện lạnh
Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh

Thi công hệ thống truyền thông và báo cháy nổ

  • Hệ thống đường ống ngầm, ống khuất được thi công đồng thời với đường ống ngầm khuất hệ thống điện.
  • Các đường cáp truyền thông được đặt trong máng, ống tách biệt với cáp trung/hạ thế với khoảng cách trên 0,6m.
  • Cáp truyền thông và báo cháy phải được nối trong hộp nối và nối bằng các phiếm nối.
  • Tất cả các cáp có màn che sẽ được nối đất tại một điểm duy nhất.
  • Độ cao lắp đặt ổ cắm mạng, thiết bị báo cháy theo đúng bản vẽ thiết kế và đáp ứng TCVN.

Thi công hệ thống chống sét

  • Trình tự thi công: thu sét F16, h=0,5m, các cọc tiếp địa l63x63x5, l=2,5m đóng ngập vào trong đất, nối giữa các cọc là thép bản 30×4 tiếp địa được chôn ngập khoảng 0,8m. Sau đó mới thi công dây dẫn sét F16 và dây thu sét F10 từ dưới đất lên trên mái nhà
  • Tiêu chuẩn lắp đặt: dây thu sét đặt cách bề mặt dây 8cm và được liên kết với khung mái, tường bằng các chân bật. Khoảng cách giữa các chân bật là 1m. Dây thu sét F10 được đặt kẹp tường hoặc cột và cố định bằng các chân bật.
  • Kim thu sét, dây thu sét lộ ngoài trời cần được sơn chống rỉ 2 lớp, các bộ phận ngầm như cọc tiếp địa, dây tiếp địa tuyệt đối không sơn. 

Những lưu ý khi thi công điện nước dân dụng

Thi công điện nước dân dụng đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình và sự an toàn cho người sử dụng. Trong quá trình thi công, cần lưu ý một số điều sau:

  • Hệ thống điện nước phải được bố trí âm tường, sử dụng 100% dây dẫn được bọc vật liệu cách điện và không dùng dây điện trần
  • Sử dụng dây dẫn điện, ống nước đúng tiết diện. Bởi nếu sử dụng dây dẫn quá nhỏ hay không phù hợp với hiệu điện thể của thiết bị có thể gây chập cháy vô cùng nguy hiểm
  • Tính toán lắp đặt các thiết bị điện nước như đèn chiếu sáng, điều hòa, tủ lạnh, khu vực rửa,… phải phù hợp ngay từ khâu thiết kế để tránh tình trạng khi đưa các thiết bị vào lại không có đầu đấu nối.
  • Sau cầu dao điện, nên lắp đặt thêm một RCCB hoặc ELCB. Đây là thiết bị phát hiện rò rỉ điện và tự động ngắt kết nối điện.
  • Nên kết hợp chống thấm bởi những khu vực như nhà vệ sinh, nhà tắm được lắp đặt hệ thống đường ống nhiều nhất trong ngôi nhà. Về lâu dài sẽ có hiện tượng thấm mốc nếu không được chống thấm kỹ, ảnh hưởng đến kết cấu công trình và tính bền vững của ngôi nhà.
lưu ý khi thi công điện nước dân dụng
Những lưu ý khi thi công điện nước dân dụng

F24 Vietnam – Đơn vị thi công hệ thống điện nước đáng tin cậy

F24 Việt Nam là một trong những cái tên được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thi công điện nước dân dụng. Với hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực này, F24 đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn nhỏ, tích lũy kinh nghiệm phong phú. Đội ngũ kỹ sư và thợ xây dựng F24 cam kết thực hiện quy trình thi công điện nước theo các tiêu chuẩn an toàn. 

Những ưu điểm nổi bật của đơn vị F24 trong lĩnh vực thi công điện nước dân dụng giá rẻ:

  • Cung cấp đa dạng các dịch vụ từ thiết kế, thi công, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện nước dân dụng và công nghiệp
  • Sử dụng vật liệu chất lượng, phù hợp với từng hạng mục công trình
  • Công ty luôn đưa ra mức giá cạnh tranh trên thị trường
  • Bảo hành lâu dài cho các công trình đã thi công
  • Hỗ trợ khắc phục sự cố 24/7
đơn vị thi công điện nước
F24 Vietnam – Đơn vị thi công điện nước dân dụng đáng tin cậy

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thi công điện nước, hãy liên hệ F24 ngay hôm nay qua Hotline 1900 8674 hoặc số ĐT: 0967 964 224. Nhân viên sẽ giải đáp tận tình các câu hỏi và cung cấp dịch vụ chi tiết nhất.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24