Những điều cần biết về quy định nồng độ cồn đối với ô tô và xe máy

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng bản thân cũng như những người xung quanh. Nhằm hạn chế tai nạn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, các quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy, ô tô được ban hành và thực hiện một cách nghiêm ngặt. Việc hiểu rõ và tuân thủ những quy định này không chỉ giúp tránh được các vi phạm mà còn góp phần bảo vệ chung cho xã hội. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết rõ hơn về các quy định liên quan đến nồng độ cồn xe máy và ô tô nhé!

Cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia

Căn cứ Khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định: Cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Mặt khác, theo giải thích tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 thì:

  • Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của hoa, củ, quả, cây hoặc đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
  • Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men của hỗn hợp các loại nguyên liệu gồm mạch nha, đại mạch, nấm men bia, hoa bia và nước.

Bên cạnh đó, tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định rõ ràng về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi đến điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Do đó, người lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhiều hay ít đều là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. 

quy định nồng độ cồn
Cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia

Quy định mức phạt nồng độ cồn đối với người lái xe máy, ô tô

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), quy định nồng độ cồn đối với ô tô và xe máy sẽ áp dụng mức phạt sau đây. 

Mức phạt nồng độ cồn dành cho người điều khiển xe mô tô/máy

Nồng độ cồn Mức phạt tiềnF Hình thức phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở 2 – 3 triệu đồng

(Điểm c Khoản 6 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

(Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 4 – 5 triệu đồng 

(Điểm c Khoản 7 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

(Điểm 2 Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 6 – 8 triệu đồng

(Điểm e Khoản 8 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

(Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Mức phạt nồng độ cồn dành cho người điều khiển xe ô tô

Nồng độ cồn Mức phạt tiền Hình thức phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở 6 – 8 triệu đồng

(Điểm c Khoản 6 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

(Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 16 – 18 triệu đồng 

(Điểm c Khoản 8 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

(Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 30 – 40 triệu đồng

(Điểm a Khoản 10 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

(Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Mức phạt nồng độ cồn dành cho người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Nồng độ cồn Mức Phạt tiền  Hình phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở 1 – 2 triệu đồng

(Điểm c Khoản 6 Điều 7)

Tước giấy phép lái xe (điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 – 12 tháng ((Điểm d Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 16 – 18 triệu đồng 

 (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

Tước giấy phép lái xe (điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 – 18 tháng (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 30 – 40 triệu đồng

(Điểm a Khoản 9 Điều 7)

Tước giấy phép lái xe (điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 – 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Vi phạm nồng độ cồn trong máu và hơi thở có bị giữ xe không 

Tạm giữ phương tiện là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012. Theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ xe tối đa 7 ngày trước khi đưa ra quyết định xử phạt nồng độ cồn kể trên. 

Gây tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia bị phạt như thế nào

Theo quy định tại điều 260 của Bộ luật Hình sự năm 2015, nếu người lái xe sử dụng rượu bia và gây ra tai nạn giao thông có thể bị xem là phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, người tham gia giao thông vượt quá mức quy định nồng độ cồn và gây ra tai nạn có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng và phạt tù từ 3 – 10 năm. Điều này chỉ áp dụng khi có sự vi phạm về an toàn giao thông đường bộ và mức độ nghiêm trọng, chẳng hạn như làm chết người, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác.

Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt cụ thể còn tùy vào từng trường hợp nhất định và quyết định của cơ quan chức năng và tòa án. Vì vậy, nếu một người uống rượu, bia rồi gây ra tai nạn giao thông có thể đối mặt với nhiều mức án khác nhau. 

mức xử phạt khi gây tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia
Người lái xe sử dụng rượu bia và gây ra tai nạn giao thông có thể bị xem là phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tổng kết

Trên đây là các quy định nồng độ cồn đối với ô tô và xe máy mà bạn cần nắm rõ để tránh khỏi các mức phạt nặng nề, đồng thời bảo vệ an toàn bản thân và cộng đồng. Sự tuân thủ các quy định là bước đi thiết yếu trong việc xây dựng văn hóa lái xe an toàn. Vì vậy, mỗi người khi điều khiển phương tiện cần tự giác để nâng cao ý thức trách nhiệm và sự an toàn trên mọi hành trình.

Trong trường hợp bất khả kháng có sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ lái xe hộ của F24. Đây là một dịch vụ rất tiện lợi và nhanh chóng, chỉ cần vài thao tác trên ứng dụng F24, sẽ có một bác tài xế đến lái xe và đưa bạn về nhà an toàn. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về dịch vụ này, hãy liên hệ với F24 qua Hotline 1900 8674 hoặc để lại thông tin vào form tư vấn bên dưới.

Gửi yêu cầu tư vấn

    Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24