Cách chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà hiệu quả

Tại các thành phố lớn, các công trình nhà ở được xây dựng liền kề và sát với nhau, dẫn đến tình trạng thấm dột giữa 2 nhà nếu không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu. Sau đây, F24 Vietnam sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như cách chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Không gian khe tường giữa 2 căn nhà rất nhỏ và thường khó quan sát. Mỗi khi đến mùa mưa, nếu không được che chắn kỹ ở phía bên trên thì khu vực này sẽ bị chảy nước xuống. Nếu không khắc phục có thể gây ra các sự cố thấm dột cho tường phía dưới. 

Điều đáng lo ngại là với không gian eo hẹp và bí bách ở giữa 2 ngôi nhà, rất khó để nước thoát ra được hết toàn bộ. Nhất là khi tường của 2 căn nhà che kín khiến ánh nắng không thể chiếu vào, dẫn tới không gian giữa 2 bức tường luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây đồng thời cũng là môi trường để nấm mốc, rong rêu và vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà là công đoạn cần được chú ý bởi tầm quan trọng sau:

  • Ngăn ngừa sự thấm nước, tăng cường độ bền và tuổi thọ của tường nhà.
  • Bảo vệ nền móng và kết cấu của ngôi nhà, từ đó đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. 
  • Tránh được các vấn đề về sức khỏe liên quan đến nấm mốc, vi khuẩn và các bệnh về hô hấp, dị ứng. 
  • Ngăn ngừa hư hỏng đồ nội thất trong nhà, sơn tường và duy trì tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. 
  • Chống thấm kịp thời giúp giảm chi phí sửa chữa về sau, tăng giá trị ngôi nhà trên thị trường nếu có nhu cầu bán lại. 
Tầm quan trọng của chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà
Tầm quan trọng của chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Nguyên nhân thấm nước tường ở khe tiếp giáp 2 nhà

Vào mùa mưa, khe tiếp giáp giữa hai nhà bị thấm dột làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và khiến cho ngôi nhà nhanh bị xuống cấp. Nguyên nhân đến từ:

  • Các vật liệu chống thấm dần xuống cấp khi công trình nhà cửa được đưa vào sử dụng một thời gian dài, chẳng hạn như keo chống thấm hết hạn nhưng bạn không kiểm tra và bảo dưỡng tường nhà.
  • Do nước mưa chảy vào khe hở rồi thấm vào tường nhà, dẫn đến ngôi nhà bị sụt lún và làm cho khe tường bị nứt.
  • Tường nhà không được tô trát chống thấm kỹ ngay từ khi ngôi nhà mới vừa xây dựng xong.
  • Do diện tích đất chật hẹp, không có không gian để tô tát hoặc sử dụng các vật liệu chống thấm.
  • Vật liệu chống thấm không đạt chất lượng, quy trình chống thấm không đúng kỹ thuật.

Các cách chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Những ngôi nhà được xây dựng liền kề nhau nếu không có biện pháp chống thấm sẽ xuất hiện tình trạng nước mưa bị đọng lại giữa hai vách tường. Theo đó, các hiện tượng như tường bị ẩm mốc, nứt tường, tróc lớp sơn,… cũng sẽ diễn ra.  

Tùy vào tình trạng tường nhà, tường cũ hay mới, diện tích khe tiếp giáp rộng hay hẹp mà bạn có thể lựa chọn biện pháp thi công cho phù hợp nhất. Sau đây sẽ có 3 trường hợp tường liền kề xảy ra như:

  • Tường nhà của bạn cao hơn tường nhà hàng xóm
  • Tường nhà của bạn có chiều cao tương đương với tường của nhà hàng xóm
  • Tường nhà của bạn thấp hơn tường nhà của hàng xóm. 

Sau đây là 3 cách xử lý khe hở giữa 2 tường nhà mà bạn có thể áp dụng.

Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà với khe có kích thước siêu nhỏ

Với trường hợp chống thấm khe giáp ranh giữa hai tường nhà siêu nhỏ, thậm chí là không nhìn thấy được, bạn có thể sử dụng màng chống thấm hoặc keo chống thấm khe tường để thi công.

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò nóng

Hiện nay, phương pháp thi công chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà với kích thước siêu nhỏ đó là áp dụng dán màng khò nóng. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật cao ở người thực hiện. Vì thế bạn nên liên hệ các thợ xây dựng hay đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp để thi công an toàn. 

Sau đây là quy trình chống thấm khe tiếp giáp bằng màng khò nóng:

  • Bước 1: Rửa sạch khe tiếp giáp bằng máy xịt nước áp lực cao hoặc dung dịch tẩy rửa. Sau đó để khe khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy nhiệt 
  • Bước 2: Đặt màng khò nóng lên khe, đảm bảo lớp nhiệt dẻo hướng vào bề mặt. Sau đó làm nóng màng bằng cách sử dụng máy nhiệt, màng sẽ trở nên dẻo và dính vào bề mặt tường khi nhiệt độ đạt mức yêu cầu.
  • Bước 3: Khi màng còn nóng, dùng cán ép màng giúp màng khò tiếp xúc với bề mặt tường.
  • Bước 4: Kiểm tra kỹ màng khò nóng đã được dính chặt hay chưa và đảm bảo không có khoảng trống. Nếu cần, sử dụng kéo để cắt bỏ màng dư thừa. 
  • Bước 5: Kiểm tra độ kín của khe bằng cách thử nghiệm thấm nước. Nếu không thấy tình trạng thấm nước thì công trình đã hoàn thành thành công.
Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà với khe có kích thước siêu nhỏ
Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò nóng

>>> Xem thêm: Chống thấm trần nhà bằng khò nóng

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng keo chống thấm

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng keo chống thấm khe tường hay hóa chất tạo màng có độ đàn hồi cao gốc Polymer, Acrylic hoặc cao cấp hơn nữa là Polyurethane để xử lý chống thấm. Bên cạnh đó, các loại keo này sẽ đảm bảo độ dẻo, độ dính và hiệu quả cao trong chống thấm nước.

Sau đây là các sản phẩm keo chống thấm mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường và áp dụng trong thi công. 

  • Keo chống thấm AS – 4001SG.
  • Keo chống thấm Neomax 820
  • Keo chống thấm Silicone Apollo 500.
  • Keo chống thấm Polyurethane.
  • Keo chống thấm Acrylic.
  • Keo chống thấm dột TX 911
Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng keo chống thấm
Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng keo chống thấm

Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà với khe có kích thước từ 1 – 5cm

Thực tế hiện nay có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng từ lâu với khoảng cách khe giáp ranh giữa 2 nhà từ 1 – 5cm. Vì vậy, để chống thấm hiệu quả là dùng một lớp tôn inox không bị ghỉ sắt ghim vào tường. Đây là biện pháp thi công được nhiều người áp dụng bởi chi phí mua vật liệu không quá cao mà dễ dàng thi công. Sau đó dùng SikaFlex Const để miết dọc phần tôn đã ghim vào tường. Như vậy sẽ tạo ra một lớp chống thấm bền vững và ngăn không cho nước thấm qua tường nhà giữ hai nhà. 

Theo đánh giá chung, đối với những căn nhà được xây dựng từ 3 năm trở lên, khi phần khe lún đã ổn định thì việc ứng dụng phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và chống thấm triệt để hơn. 

chống thấm khe tiếp giáp bằng mái tôn
Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng tôn không gỉ sắt

Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà với khe có kích thước rộng lớn

Đối với các căn nhà có khe tiếp giáp lớn ( >5cm), nhiều thợ xây dựng cho rằng nên xây dựng đường thoát nước ở dạng 1/2 ống hoặc 1/4 ống tròn, độ nghiêng sẽ phụ thuộc vào tình trạng thực tế của các khe tiếp giáp giữa 2 nhà.

  • Nếu tường giữa 2 căn nhà có chiều cao tương đối bằng nhau và khe tiếp giáp có độ rộng không quá 10 cm, việc chỉ sử dụng một vật liệu chống thấm thường sẽ không đem lại hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp này, nên áp dụng biện pháp song song với việc sử dụng vật liệu chống thấm cùng với thi công tạo lòng máng dạng 1/2 ống tròn. Bạn nên quay ngang gạch ở điểm cuối tiếp giáp, sau đó dùng vữa để tạo vách máng, trát bề mặt và làm chống thấm.
  • Nếu khe tiếp giáp hẹp và chiều cao 2 tường không bằng nhau, lúc này nên tạo lòng máng với 1/4 ống tròn bằng vữa, gạch vụ hoặc vật liệu chống thấm khác. 
Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà với khe có kích thước rộng lớn
Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà với khe có kích thước rộng lớn

Một số cách chống thấm khác giữa khe tiếp giáp 2 nhà

Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề giữa hai nhà

Nếu không thực hiện chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm ngược. Đối với bức tường nhà đã cũ và xuất hiện các vết nứt, bạn cần phải đục bỏ phần tường phía bên trong, xử lý chống thấm ngược rồi trát lại. Như vậy sẽ đem lại hiệu quả chống thấm cao nhất. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng dao cạo bỏ hết lớp sơn và lớp vữa cũ. Sau đó làm ẩm toàn bộ bề mặt tường. 
  • Bước 2: Trộn 2 hỗn hợp: xi măng cát theo tỷ lệ 3:1 (3 phần cát, 1 phần xi măng) và phụ gia Fosmix Liquid N800 với nước theo tỷ lệ 1:5.
  • Bước 3: Tiến hành thi công hỗn hợp đã trộn lên bề mặt tường. Nên phủ 2 lớp để tăng khả năng chống thấm tôi đa và đợi lớp đầu tiên khô rồi mới phủ lên lớp chống thấm thứ 2. 
  • Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và phủ lên một lớp sơn nhà như bình thường.
phụ gia chống thấm ngược
Fosmix Liquid N800 – Phụ gia chống thấm tường hiệu quả

Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà kết hợp keo chống thấm và lưới gia cường

Một trong những cách để chống thấm khe tiếp giáp ranh giữa 2 nhà có kích thước nhỏ khoảng 1 – 5cm, bạn có thể kết hợp keo chống thấm và lưới gia cường. Phương pháp này thi công tương đối đơn giản và khả năng chống thấm lại hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chống thấm: lưới gia cường, keo silicone, keo polyurethane, cọ, dao cắt, bàn chải,..
  • Bước 2: Làm sạch và kiểm tra khe tiếp giáp, đảm bảo bề mặt tường sạch sẽ và không có vết nứt, lỗ nào.
  • Bước 3: Sử dụng một lớp keo mỏng chống thấm polyurethane hoặc silicone lên bề mặt khe. Sau đó đặt lưới gia cường lên lớp keo còn ướt và đảm bảo lưới bám chặt và trải đều lên toàn bộ khe tiếp giáp. 
  • Bước 4: Thêm một lớp keo chống thấm nữa lên lớp lưới để tạo lớp chống thấm mạnh mẽ.
  • Bước 5: Sử dụng cọ hoặc bàn chải để điều chỉnh lớp lưới, đảm bảo phủ kín và phân bố đồng đều trên bề mặt tường.
  • Bước 6: Nếu vùng khe tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời, hãy sử dụng thêm các phụ gia chống thấm khác và chịu được tia UV như Silatex Super hoặc neoproof để phủ lên lớp keo và lưới gia cường.
  • Bước 7: Kiểm tra kỹ lưỡng khu vực chống thấm để đảm bảo tính kín đáo và hiệu quả. 
Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà kết hợp keo chống thấm và lưới gia cường
Chống thấm khe giáp ranh giữa 2 tường nhà kết hợp keo chống thấm và lưới gia cường

Những lưu ý khi chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Khi thi công chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Cần tìm hiểu nguyên nhân kỹ lưỡng tại sao tường nhà bị thấm dột để đưa ra phương án xử lý triệt để nhất.
  • Đối với công trình chống thấm tường nhà liền kề, cần có biện pháp xử lý dứt điểm tại vị trí gây thấm dột, không để cho nước cho khả năng chảy vào khe hở giữa 2 tường. 
  • Sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo khả năng chống thấm nước cho công trình
  • Nên nhờ đến sự hỗ trợ của thợ xây dựng nếu không có kỹ năng hoặc kiến thức về chống thấm nhà ở. 
Những lưu ý khi chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà
Những lưu ý khi chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Trên đây là các cách chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà mà F24 Vietnam giới thiệu đến bạn. Nếu bạn đang tìm một dịch vụ chống thấm có uy tín, F24 sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp đến từ đội ngũ thợ lành nghề, chúng tôi cam kết chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn và có chế độ bảo hành trọn gói.

Thông tin liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN F24 VIỆT NAM

  • Số Hotline: 1900 8674 hoặc số điện thoại: 0967 964 224
  • Email: info.f24vn@gmail.com
  • Website: F24 Vietnam.com
  • Địa chỉ: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, T.P Thủ Đức, T.P HCM
Dịch vụ Chống thấm tất cả khu vực TPHCM - F24 Vietnam
Chống thấm quận 1 Chống thấm quận Gò Vấp
Chống thấm quận 2 Chống thấm quận Thủ Đức
Chống thấm quận 3 Chống thấm quận Bình Tân
Chống thấm quận 4 Chống thấm quận Tân Bình
Chống thấm quận 5
Chống thấm quận 6
Chống thấm quận 7 Chống thấm quận Tân Phú
Chống thấm quận 8 Chống thấm Nhà Bè
Chống thấm quận 9 Chống thấm Hóc Môn
Chống thấm quận 10 Chống thấm Củ Chi
Chống thấm quận 11 Chống thấm Bình Chánh
Chống thấm quận 12 Chống thấm Cần Giờ

Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24