Nhiều gia chủ thắc mắc rằng chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường có tốt không? Trong bài viết này, F24 Vietnam sẽ giải đáp chi tiết cho bạn liệu cách chống thấm nhà vệ sinh bằng với nhựa đường có tốt không, tuổi thọ của nhựa đường và quy trình thi công chuẩn kỹ thuật, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nhựa đường là vật liệu chống thấm như thế nào?
Nhựa đường có thành phần chính là bitum – những bitum này sẽ khiến nhựa đường có khả năng chống thấm và bám dính tốt trên tất cả các dạng bề mặt. Nhựa đường được sử dụng hiện nay thường có màu đen và tồn tại ở 2 dạng chính là: nhựa đường đặc (loại này thường dùng trong thi công đường xá, tầng hầm) và nhựa đường lỏng (loại này chuyên dùng để chống thấm).
Để chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường, ban công, sân thượng, sàn mái,… thợ cần phải nấu chảy nhựa đường để các hạt bitum dễ dàng bám chặt xuống bề mặt công trình và tạo thành lớp lưới gia cố bằng sợi chắc chắn, giúp chống thấm nước tuyệt đối.
Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường có tốt không?
Để biết liệu nhựa đường chống thấm có tốt và phù hợp với nhà vệ sinh của mình hay không, hãy cùng F24 Vietnam phân tích qua một số ưu và nhược điểm khi chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường:
Phân tích ưu và nhược điểm chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Dưới đây là bảng phân tích chi tiết ưu điểm và nhược điểm khi chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường:
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
|
|
Tuổi thọ cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường 1-2 năm?
Tuổi thọ của các công trình chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường thường chỉ kéo dài từ 1 năm hơn đến 2 năm, kể cả thi công cho sàn mái, ban công, sân thượng,… đều có tuổi thọ như vậy. Nếu muốn công trình chống thấm bằng nhựa đường bền bỉ hơn, gia chủ cần bảo dưỡng định kỳ hàng năm.
Kết luận
Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường là phương pháp “tốt” và phù hợp với những bạn có ngân sách hạn hẹp và chỉ muốn chống thấm ngắn hạn từ 1-2 năm. Nếu bạn muốn chống thấm cho nhà vệ sinh đạt tuổi thọ lâu và bền lên đến 10 năm, thì bạn không nên thi công chống thấm bằng nhựa đường.
Để chống thấm cho nhà vệ sinh bền đẹp đến hàng chục năm, bạn nên tham khảo cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sikatop Seal 107. Phương pháp này tuy chi phí thi công có thể cao hơn một chút, nhưng độ bền sẽ cao hơn, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí bảo dưỡng, an tâm sử dụng nhà vệ sinh trong hàng chục năm.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường chuẩn kỹ thuật
Nhựa đường có giá thành rẻ, nên được nhiều gia chủ thường lựa chọn chống thấm nhà vệ sinh. Dưới đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường chuẩn kỹ thuật, công trình luôn bền bỉ.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt nhà vệ sinh
Trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường, thợ sẽ vệ sinh để loại bỏ rong rêu, bụi bẩn và vữa yếu trên bề mặt sàn nhà vệ sinh và vị trí tiếp giáp với tường, sau đó sẽ tiến hành trám và gia cố thêm vào các vị trí:
- Tô vát, gia cố thêm cho các vị trí dễ bị nứt: Các vị trí dễ bị nứt vỡ như chân tường, các ống nước xuyên sàn, hộp kỹ thuật, bậc thềm ra vào nhà vệ sinh,… sẽ được thợ trám gia cố thêm bằng hỗn hợp vữa để tránh nứt vỡ.
- Trám thêm cho các chỗ bị lồi lõm: Các điểm bị lõm vào sẽ được thợ trám vá thêm để tăng độ bằng phẳng cho sàn và tường.
Sau khi vệ sinh hoàn tất, thợ sẽ tiến hành tưới ẩm để tránh tình trạng bọt khí giúp quá trình thi chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường được dàn đều và bám chặt.
Bước 2: Nấu chảy nhựa đường chống thấm nhà vệ sinh
Để nấu chảy nhựa đường, thợ phải để trộn nhựa đường và dầu DO theo công thức chuẩn, phù hợp với kích thước thực tế của nhà vệ sinh. Kê thùng đốt lên và đốt lửa để nấu chảy trực tiếp.
Sau khi nhựa đường đã được nấu chảy, thợ sẽ sử dụng thêm máy khuấy trộn chuyên dụng để khuấy đều hỗn hợp nhựa đường đến khi đạt độ nhớt đạt chuẩn.
Bước 3: Thợ tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Thợ sẽ dùng cọ hoặc con lăn ru lô nhúng vào nhựa đường đã nấu chảy, lăn đều lên bề mặt nhà vệ sinh, cứ mỗi 0,8 kg nhựa đường sẽ phủ được 1 m²:
- Lớp đầu tiên: Ưu tiên quét và gia cố lưới thuỷ tinh/lưới polyester vào các vị trí khó như: chân tường (quét lên ít nhất 20 cm), các ống nước xuyên sàn, hộp kỹ thuật và bậc thềm ra vào nhà vệ sinh, sau đó mới quét đều ra toà bộ sàn.
- Lớp thứ hai: Sau khi lớp màng chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường thứ nhất đã khô (ít nhất từ 2-4 tiếng), thợ sẽ tiến hành quét nhựa đường lần thứ hai theo thứ tự như trên, 2 lớp nhựa đường sẽ cần ít nhất 48h tiếng để khô hoàn toàn.
Tuy cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường đơn giản, nhưng quá trình thi chống thấm nhà vệ sinh với nhựa đường đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, pha đúng tỷ lệ và quét đúng kỹ thuật, công trình mới đạt độ bền tối đa.
Bước 4: Kiểm tra sân thượng với nước và nghiệm thu
Sau 48h và nhựa đường đã khô ráo hoàn tất, thợ sẽ tiến hành bơm nước vào trong để kiểm tra chất lượng. Nếu công trình đã đạt chuẩn, thợ sẽ bàn giao cho khách hàng đưa vào sử dụng và tiến hành làm nghiệm thu, thanh toán hợp đồng.
Những lưu ý quan trọng khi chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Để cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường thành công và bền đẹp, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Chỉ nên thi công chống thấm nhựa đường vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, để nhựa đường nhanh khô hơn.
- Nên tưới ẩm trước khi thi công để bề mặt sàn nhà vệ sinh bám dính tốt hơn với nhựa đường, ít bị bọt khí.
- Trong quá trình đốt nhựa đường, bạn nên dọn dẹp hết những vật dụng dễ bắt lửa hoặc những vật dụng dễ cháy nổ ra khỏi khu vực đốt.
- Tránh tác động lên lớp nhựa đường khi chúng chưa khô trong vòng 48h.
- Nên bảo dưỡng hàng năm cho công trình chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường.
- Nên lưu ý gia cố kỹ cho các vị trí yếu dễ bị nứt và làm sạch toàn bộ vữa yếu.
Hy vọng những thông tin về chủ đề chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường được F24 chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhựa đường, tuổi thọ của nhựa đường và quy trình thi công chuẩn. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường uy tín, có hợp đồng thi công minh bạch và thợ tay nghề cao, hãy liên lệ cho Hotline của F24 Vietnam để được hỗ trợ nhé!
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24