Với nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng cao, chiến lược phát triển năng lượng ngành điện trong tương lai trở thành yếu tố quan trọng giúp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Trong thời điểm này, Việt nam đang hiện đại hóa hệ thống điện, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng điện. Là một trong những cty/đơn vị cung cấp dịch vụ điện dân dụng, hãy cùng F24 Vietnam tìm hiểu kỹ về các chiến lược phát triển ngành điện trong bài viết dưới đây!
Xu hướng phát triển năng lượng ngành điện
Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo đang ngày càng phổ biến đối với người dân Việt Nam, điện mặt trời, điện gió, thủy điện đang dần thay thế các nguồn năng lượng truyền thống. Nhà Nước chủ động đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch giúp giảm khí thải nhà kính, đồng thời bảo vệ môi trường và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.

Ứng dụng công nghệ số trong ngành điện
Các công nghệ tiên tiến, hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data) đang được áp dụng để giám sát, quản lý và tối ưu hóa quá trình phân phối điện năng. Bên cạnh đó, mô hình lưới điện thông minh (Smart Grid) cũng được sử dụng giúp nâng cao độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống điện.
Phát triển lưu trữ năng lượng
Công nghệ lưu trữ năng lượng, đặc biệt là pin lithium-ion và hệ thống lưu trữ thủy điện tích năng cần được phát triển, sử dụng nhiều hơn. Đây là 2 trong số các công nghệ nghệ lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cung cầu điện năng, tối ưu khả năng sử dụng năng lượng tái tạo.

Điện khí hóa và phát triển hydrogen
Nhà Nước khuyến khích sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hydrogen làm nguồn năng lượng thay thế trong ngành điện. Các nhà máy điện khí LNG và công nghệ sản xuất hydrogen xanh đang được đẩy mạnh nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào than đá, dầu mỏ, các mỏ quặng,..
Chiến lược phát triển năng lượng ngành điện trong tương lai
Định hướng sau năm 2030, Tổng Công ty Điện lực sẽ phát triển các đường dây truyền tải siêu cao áp một chiều kết nối khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ để khai thác mạnh tiềm năng điện gió ngoài khơi, tạo ra dòng năng lượng điện dồi dào cho khu vực đất liền.
Cần phải khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu, giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước. Ngoài ra, cần đầu tư phát triển nguồn điện cân đối theo từng vùng miền, bố trí hợp lý các nguồn điện ở địa phương nhằm đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho người dân, cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.
Nhà Nước cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển thị trường điện, khí, than, chỉ đạo các ban, bộ phận nghiên cứu, chế tạo các thiết bị khai thác và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, than. Đồng thời nghiên cứu chuyên sâu các dạng năng lượng mới, như năng lượng sóng biển, điện nhiệt. Bên cạnh đó, chính phủ cần kêu gọi người dân áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt để giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia.
Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để học hỏi các công nghệ tiên tiến, thu hút đầu tư và mở rộng thị trường điện năng. Đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Lời kết
Chiến lược phát triển năng lượng ngành điện trong tương lai của Việt Nam không chỉ tập trung vào việc tăng sản lượng điện mà còn phải hướng đến sự bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ số và nâng cao hiệu quả sử dụng điện sẽ là những bước đi quan trọng giúp ngành điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hỏi & Đáp
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24