Mái tôn sử dụng lâu ngày thường xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như thấm dột, nứt, gãy, hở,…. Nếu không được khắc phục sớm, sức khoẻ và sự an toàn của gia đình sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong mùa mưa. Trong bài viết này, F24 Vietnam đã tổng hợp đầy đủ những cách chống thấm mái tôn và chống dột dễ làm nhất với đầy đủ quy trình và ưu nhược điểm cụ thể cho mỗi cách, cùng khám phá ngay sau đây nhé!
Những nguyên nhân khiến mái tôn bị dột nước?
Mái tôn được nhà sản xuất đề cập sẽ bền từ 5 – 20 năm, nhưng với sự khắc nghiệt từ thời tiết nóng ẩm kéo dài và mùa mưa của Việt Nam, tôn có thể nhanh xuống cấp dẫn đến tình trạng bi dột nước.
- Bạn mua nhầm loại mái tôn giả, tôn kém chất lượng nên nhanh bị hao mòn, gỉ sét.
- Gia chủ chưa từng thi công chống thấm mái tôn, khiến nước mưa xâm nhập qua các kẽ hở, mối nối, đặc biệt nhiều vào từng đợt mưa bão.
- Thi công chống thấm kém chất lượng, dẫn đến hiệu quả ngăn nước kém, nước vẫn bị thấm vào bên dưới
- Những cơn bão giông giật mạnh vào mùa mưa có thể khiến mái tôn bị cong vểnh.
- Va đập mạnh từ những nhánh cây gãy, do mưa lớn gây ra khiến mái tôn bị thủng hoặc nứt, hở.
- Đinh, vít lâu ngày đã bị rỉ sét, lỏng lẻo nên tạo điều kiện cho nước xâm nhập gây thấm dột.
- Mái tôn được thi công sai kỹ thuật, các mép chồng lên nhau không đúng, dẫn đến tình trạng dột nước.
1. Chống thấm dột cho mái tôn với keo silicon
Phương pháp chống dột mái tôn bằng keo silicon chỉ phù hợp với những khu vực bị dột có kích thước nhỏ và bạn nên thi công vào những ngày nắng ấm. Dưới đây là chi tiết cách chống thấm mái tôn đang bị dột bằng keo silicon:
- Bước 1: Để tiến hành chống dột mái tôn bằng keo Silicon, bạn cần dùng nước tưới lên toàn bộ khu vực máy tôn và xác định chính xác các vị trí đang bị dột.
- Bước 2: Tiếp theo bạn cần vệ sinh sạch sẽ khu vực bị dột, để vị trí này khô ráo.
- Bước 3: Dùng tuýp keo silicon chuyên dụng để quét vào vị trí tôn đang bị dột, đảm bảo keo được bôi đều và bao phủ toàn bộ khu vực bị dột.
- Bước 4: Dùng bay để miết nhẹ qua, để bề mặt vừa trám trở nên bằng phẳng và đợi keo khô.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. Thay vít, đinh đã bị hao mòn cho mái tôn bị thấm dột
Nếu bạn phát hiện vấn đề khiến mái tôn bị dột là do các đinh, vít lâu ngày bị rỉ sét và lỏng lẻo, hãy nhanh chóng ra tiệm mua ngay một số loại đinh, vít có ron nhựa đi kèm và một chai keo chống thấm. Chi tiết cách chống thấm mái tôn bằng cách thay vít, đinh đã bị hao mòn:
- Bước 1: Bạn có thể dùng nước để kiểm tra vị trí nào bị dột và đánh dấu chúng lại. Hoặc quan sát bằng mắt thường để xác định các cây vít, đinh đã lỏng lẻo, rỉ sét.
- Bước 2: Dùng tua vít hoặc cây nại đinh chuyên dụng để lấy đinh, vít cũ ra khỏi mái tôn. Bạn cần dùng giấy nhám để vệ sinh qua một lượt để làm sạch bề mặt và dùng keo chống thấm bôi quanh lỗ đinh, vít.
- Bước 3: Dùng đinh, vít có ron nhựa để lắp vào vị trí trống bạn vừa tháo, ron nhựa sẽ giúp tăng độ chống thấm mái tôn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
3. Chống thấm mái tôn bằng tấm dán
Tấm dán chống thấm là một loại vật liệu dễ sử dụng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Dưới đây là chi tiết cách chống thấm mái tôn bằng tấm dán chống thấm:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác vị trí mái tôn đang bị dột
- Bước 2: Vệ sinh qua bề mặt mái tôn, loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét và dùng khăn khô để lau sạch vị trí cần chống thấm bằng tấm dán. Đo đạc chính xác kích thước mái tôn bị dột và cắt tấm dán phù hợp.
- Bước 3: Trước khi dán, bạn cần quét qua một lớp keo dán mỏng và dán miếng dán lên vị trí đã quét keo, miết nhẹ qua tất cả các mép và miết toàn bộ khu vực đã dán để đảm bảo không bị tình trạng bọt khí.
- Bước 4: Khi dán tiếp các miếng tiếp theo, bạn cần đảm bảo mép của 2 tấm dán chồng lên nhau ít nhất 5cm.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4. Chống thấm mái tôn bị dột chỗ cầu lấy gió
Nhiều gia đình sở hữu cầu lấy gió thường bị tình trạng dột mái tôn sau một thời gian dài sử dụng. Để khắc phục tình trạng này cũng rất đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí, bạn hãy thử ngay cách chống thấm mái tôn dưới đây:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần quan sát khu vực xung quanh cầu lấy gió, xác định vị trí bị dột, nứt hoặc đang bị hở.
- Bước 2: Vệ sinh qua các vết nứt này để tạo điều kiện lý tưởng nhất cho keo silicon hoặc tấm dán chống thấm bám vào.
- Bước 3: Bạn có thể dùng keo silicon để trám lại xung quanh các vết nứt, hở có kích thước nhỏ. Nếu các điểm dột này bị nứt hoặc hở khá to, bạn nên sử dụng tấm dán chống thấm để dán lại.
- Bước 4: Bạn hãy dùng nước để kiểm tra lại, sau khi chúng đã khô ráo hoàn toàn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
5. Chống thấm dột mái tôn bằng xăng và xốp
Với các vật liệu đơn giản tại nhà như xăng và xốp, bạn đã có thể tự mình chống thấm mái tôn của nhà mình. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các vị trí bị thủng có kích thước nhỏ và bạn chỉ nên làm vào những ngày trời mát, tránh nguy cơ cháy nổ xảy ra.
Chi tiết các bước hướng dẫn cách chống thấm mái tôn bằng xăng và xốp:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác vị trí bị dột và vệ sinh để vị trí này sạch sẽ, khô ráo.
- Bước 2: Đo đạc vị trí cần chống thấm và cắt một lượng xốp phù hợp. Tiếp đến bạn hãy nhúng xốp vào xăng để chúng tan chảy thành hỗn hợp sền sệt.
- Bước 3: Bạn cần dùng một cái cọ để quét hỗn hợp này vào vị trí cần chống thấm, đảm bảo chúng đã bị kín hoàn toàn vị trí đang bị dột.
- Bước 4: Đợi từ 2-4 tiếng để hỗn hợp này khô hoàn toàn và bạn cần kiểm tra lại với nước.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
6. Phun sơn chống thấm mái tôn
Đối với những mái tôn đã cũ, xuất hiện tình trạng rỉ sét và đang hao mòn ở diện tích lớn, bạn nên bổ sung thêm lớp bảo vệ để tuổi thọ của tôn được kéo dài bằng cách phun sơn chống thấm cho mái tôn.
Dưới đây là cách chống thấm mái tôn bằng cách phun sơn, hiệu quả triệt để 100%:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy tiến hành vệ sinh toàn bộ khu vực chuẩn bị được phun sơn chống thấm. Bạn hãy dùng keo silicon để khắc phục qua các vị trí đang bị nứt hoặc bị thủng và miết để keo được phẳng nhất. Đảm bảo tạo ra bề mặt mái tôn lý tưởng nhất để sơn bám vào.
- Bước 2: Pha sơn chống thấm theo hướng dẫn nhà sản xuất đã ghi trên bao bì. Để tránh sơn nhanh bị khô, bạn hãy chia ra từng khu vực nhỏ để đảm bảo chất lượng sơn luôn tốt nhất.
- Bước 3: Tiến hành phun sơn bằng máy phun chuyên dụng để sơn được phun đều, nên phun ít nhất từ 2-3 lớp sơn, mỗi lớp nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng để sơn được khô hoàn toàn mới phun lớp tiếp theo.
- Bước 4: Sau khi sơn đã thi công xong, bạn hãy phun nước lên để kiểm tra mức độ chống thấm của mái tôn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
7. Khắc phục mái tôn dột ở các vị trí tôn tiếp giáp
Mái tôn ở những vị trí tiếp giáp thường bị dột sau một thời gian dài sử dụng, do thợ thi công kém chất lượng hoặc do sự tác động từ môi trường, khiến tôn bị hao mòn. Để chống thấm mái tôn bị dột ở nơi tiếp giáp, bạn hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn có thể dùng nước để kiểm tra vị trí nào bị dột và đánh dấu chúng lại. Sau đó bạn cần vệ sinh, cạo sạch các chỗ tôn bị rỉ sét, cũ và làm khô ráo vị trí cần khắc phục.
- Bước 2: Dùng đinh, vít để cố định lại các vị trí đã bị lỏng lẻo. Kiểm tra các vị trí đã bị nứt hoặc bị thủng dột, bạn hãy dùng keo để trám kín lại. Với các vết nứt và hở lớn, bạn hãy sử dụng thêm tôn hoặc nhôm để phủ lên trên và cố định lại bằng đinh, vít.
- Bước 3: Dùng bay để miết nhẹ qua, để bề mặt vừa trám trở nên bằng phẳng và đợi keo khô. Kiểm tra lại với nước để đảm bảo vị trí tiếp giáp đã được trám kín.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
8. Dùng nhựa đường để trám cho mái tôn bị dột
Nhựa đường là loại vật liệu phổ biến trong thi công chống thấm, có thể sử dụng trên nhiều loại công trình và được nhiều gia chủ yêu thích với nhiều điểm ưu việt. Nhựa đường chống thấm mái tôn có giá thành rẻ, bền bỉ và giúp tôn tăng thêm độ dẻo dai rất tốt nên được sử dụng khá phổ biến trong việc chống thấm mái tôn.
Dưới đây là cách chống thấm mái tôn bị dột bằng nhựa đường:
- Bước 1: Thợ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ bề mặt mái tôn, khắc phục các vị trí nứt, hở để tạo ra bề mặt lý tưởng nhất cho nhựa đường bám dính.
- Bước 2: Trước khi sử dụng nhựa đường, thợ phải nấu chảy chúng trong thùng đốt và khuấy thật đều tay để tạo ra chất lượng nhựa đường tốt nhất.
- Bước 3: Dùng hỗn hợp nhựa đường đã nóng chảy thấm qua con lăn và quét lên toàn bộ bề mặt của mái tôn cần chống thấm. Quá trình thi công nhựa đường nên được thực hiện vào những ngày nắng nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bước 4: Sau khi thực hiện cách chống thấm mái tôn bằng nhựa đường, bạn hãy kiểm tra lại với nước để bảo mái tôn không còn bị dột.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
9. Tạo lớp phủ chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng
Nếu mái nhà của bạn đã xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như: Tôn bị rỉ sét, xuất hiện các vết nứt, hở, thấm dột,… Hãy thử phương pháp phủ chống thấm cho mái tôn, quá trình này sẽ giúp tăng độ bền bỉ và tuổi thọ của mái tôn, đặc biệt là trong mùa mưa.
Dưới đây là cách chống thấm mái tôn bằng vật liệu gốc xi măng:
- Bước 1: Thợ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ bề mặt mái tôn, khắc phục các vị trí nứt, hở để tạo ra bề mặt lý tưởng nhất cho xi măng bám dính.
- Bước 2: Trộn xi măng theo công thức chuẩn và kết hợp thêm máy khuấy trộn chuyên dụng để hỗn hợp được trộn đều và để hỗn hợp nghỉ từ 2-3 phút.
- Bước 3: Quét đều 2 lớp hỗn hợp xi măng lên toàn bộ bề mặt mái tôn, mỗi lớp cách nhau từ 3-4 tiếng, để xi măng khô hoàn toàn mới quét lớp tiếp theo. Đợi thêm 24 giờ để công trình chống thấm bằng xi măng khô hoàn toàn.
- Bước 4: Sau khi thực hiện cách chống thấm mái tôn bằng xi măng, bạn hãy kiểm tra lại với nước để bảo mái tôn không còn bị dột.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
10. Chống dột cho mái tôn giáp tường bằng keo silicon, tấm dán
Vị trí mái tôn giáp tường thường xảy ra hiện tượng thấm dột, do nước bị đọng lại lâu ngày hoặc do keo silicon đã bị hao mòn. Để chống thấm tốn nhất đối với vị trí tôn giáp tường, bạn hãy dùng dạng tấm dán chống thấm hoặc keo dán chống thấm, với các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác vị trí tiếp giáp của mái tôn và tường đang bị dột, dùng bút lông đánh dấu lại.
- Bước 2: Vệ sinh qua bề mặt vị trí tiếp giáp của mái tôn và tường, loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét và dùng khăn khô để lau sạch vị trí cần chống thấm bằng tấm dán. Đo đạc chính xác kích thước vị trí tiếp giáp của mái tôn và tường và cắt tấm dán phù hợp.
- Bước 3: Trước khi dán, bạn cần quét qua một lớp keo dán mỏng và dùng tấm dán lên đúng vị trí đã quét keo, miết nhẹ qua tất cả các mép và miết toàn bộ khu vực đã dán để đảm bảo không bị tình trạng bọt khí.
- Bước 4: Khi dán các miếng dán còn lại, bạn cần đảm bảo mép của 2 tấm dán chồng lên nhau ít nhất 5cm. Sau khi thực hiện cách chống thấm mái tôn hoàn tất, bạn hãy kiểm tra lại với nước để bảo mái tôn không còn bị dột.
11. Cách chống thấm mái tôn bị gãy
Mái tôn thường bị gãy là hiện tượng phổ biến vào những ngày giông bão trong các tháng mưa của Việt Nam. Tình trạng tôn gãy để lâu ngày không được khắc phục sẽ dẫn đến dột mái nhà và ảnh hưởng đến sự an toàn của gia đình, đặc biệt trong mùa mưa. Dưới đây là các bước chống dột cho mái tôn đã bị gãy:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác vị trí mái tôn gãy và tiếp cận bằng thang để không khiến tình trạng tôn gãy nghiêm trọng hơn.
- Bước 2: Dùng búa để điều chỉnh lại phần tôn bị gãy để tạo ra độ phẳng.
- Đối với các vết nứt nhỏ, bạn có thể dùng keo silicon hoặc tấm dán chống thấm để dán lại và dùng tay miết.
- Nếu vết nứt tại vị trí tôn gãy quá to, bạn nên ưu tiên chọn phương pháp thay miếng tôn mới để đảm bảo sự an toàn tối đa cho gia đình.
- Bước 3: Sau khi thực hiện sửa chữa và chống dột cho mái tôn gãy, bạn hãy kiểm tra lại với nước để bảo mái tôn không còn bị dột.
F24 Vietnam – Địa chỉ thi công máy tôn hiệu quả tốt hàng đầu
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công chống thấm mái tôn tôn uy tín và giá tốt nhất thị trường, đừng ngần ngại liên hệ cho đội thợ của F24 Vietnam. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ khách hàng trên phạm vi cả nước, có hợp đồng thi công minh bạch và chính sách bảo hành dài lâu, lên đến 15 năm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN F24 VIỆT NAM
Địa điểm giao dịch: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP HCM
Zalo: 0968 064 224 – 0967 964 224
Hotline: 1900 8674
Website: F24 Vietnam
Facebook: F24Vietnam
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24