Bạn đang phân vân không biết nên chọn loại mái nào cho ngôi nhà của mình? Trước khi làm, bạn cần cân nhắc về yếu tố thẩm mỹ, an toàn, khả năng chống chịu thời tiết của mái nhà. Bài viết này sẽ khám phá tất tần tật về các loại mái nhà trong xây dựng tại Việt Nam hiện nay, giúp bạn chọn lựa giải pháp phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Mái nhà là gì?
Mái nhà hay còn gọi là nóc nhà, là phần trên cùng của một công trình kiến trúc, được thiết kế và xây dựng để bảo vệ công trình khỏi các yếu tố thời tiết. Các cấu trúc có mái che có thể xuất hiện từ những hộp thư nhỏ bé đến những nhà thờ lớn hay sân vận động, trong đó nhà ở là dạng phổ biến nhất. (Nguồn: Wiki)
Ở hầu hết các quốc gia, mái nhà chủ yếu bảo vệ chống lại mưa. Tùy thuộc vào thiết kế và cấu trúc của tòa nhà, mái nhà còn có thể được thiết kế để chống lại nhiệt, ánh sáng mặt trời, tuyết, thời tiết lạnh và gió. Nhiều công trình xây dựng sử dụng tấm lợp để bảo vệ khỏi nắng, gió và mưa nhưng vẫn cho phép một phần ánh sáng lọt qua, hoặc sử dụng mái hiên che nắng mà vẫn tiếp nhận các yếu tố khác như gió và nhiệt độ.
Các loại mái nhà theo hình dáng
Mái dốc
Mái dốc là loại mái có độ nghiêng nhất định, giúp thoát nước nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời tạo nên nhiều không gian gác xép hoặc tầng tum. Các loại mái dốc phổ biến tại Việt Nam:
Mái Thái
Nhà mái Thái được nhiều gia chủ yêu thích nhờ thiết kế đẹp mắt với độ dốc vừa phải giúp nước mưa thoát nhanh, tránh ứ đọng và bảo vệ ngôi nhà khỏi ngấm nước, kéo dài tuổi thọ của công trình.
Mái Thái các lớp mái chồng lên nhau tạo nên hiệu ứng thị giác độc đáo và đồng thời cũng giúp cách nhiệt tốt hơn. Phổ biến trong các công trình kiến trúc 1-3 tầng, kiểu mái này có nguồn gốc từ Thái Lan.
Mái Nhật
Mái Nhật là một trong những đặc trưng nổi bật của kiến trúc Nhật Bản, có phần mái cong nhẹ, tạo nên vẻ đẹp mềm mại. Với đặc trưng của mái Nhật thường có độ dốc vừa phải, không quá dốc như mái Thái nhưng cũng đủ để nước mưa thoát nhanh.
Mái nhà Nhật thường được thiết kế với nhiều lớp mái chồng lên nhau, tạo nên hiệu ứng thị giác độc đáo và tăng khả năng cách nhiệt, giữ cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Mái lệch
Mái lệch là một kiểu kiến trúc đang rất được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là trong các thiết kế nhà ở hiện đại. Khác với những kiểu mái truyền thống, mái lệch là hai bên mái có độ dốc khác nhau có hai dạng: dốc về hai phía hoặc một phía. Độ dốc lý tưởng của mái lệch giúp thoát nước nhanh, chống thấm và đọng nước, tăng tuổi thọ cho ngôi nhà.
Mái lệch trở thành điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà, giúp ngôi nhà nổi bật so với các ngôi nhà xung quanh. Với phần mái lệch, bạn có thể tận dụng không gian gác lửng để làm phòng ngủ, phòng làm việc hoặc không gian sinh hoạt chung.
Mái bằng
Nhà mái bằng được xây dựng bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép, nổi bật với khả năng chống thấm, thoát nước và chống chịu tốt trước tác động từ tự nhiên.
Ưu điểm lớn của loại mái này là viền mái chắc chắn và khả năng tận dụng không gian, như sử dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ. Nhờ những ưu điểm này, mái bằng được nhiều gia chủ ưa chuộng, đặc biệt là ở những ngôi nhà mặt phố sang trọng, mang lại vẻ đẹp hiện đại và thời thượng.
Các loại mái nhà theo vật liệu
Mái ngói
Mái ngói là lựa chọn phổ biến cho nhiều ngôi nhà, mang những nét đặc trưng quen thuộc trong kiến trúc Phương Đông cổ xưa. Có ba loại ngói được sử dụng tại Việt Nam phổ biến hiện nay là ngói đất nung, ngói xi măng, ngói màu mang lại vẻ đẹp hiện đại và nổi bật.
Mái ngói đất nung
Ưu điểm: Tuổi thọ hơn 20 năm, đẹp, cách nhiệt tốt, thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: Nặng, dễ rêu mốc nếu không được bảo dưỡng đúng cách, giá thành cao hơn so với các loại ngói khác.
Mái nhà bằng ngói đất nung thường được sử dụng cho các công trình kiến trúc truyền thống hoặc những người yêu thích phong cách cổ điển.
Mái ngói xi măng
Ưu điểm: Nhẹ, đa dạng mẫu mã, màu sắc, giá thành phải chăng, dễ thi công.
Nhược điểm: Bền màu kém hơn ngói đất nung, dễ bị nứt vỡ nếu không được thi công đúng cách.
Mái ngói xi măng phù hợp với các ngôi nhà ở dân dụng, đặc biệt là nhà phố, nhà cấp 4 và nhà liền kề.
Mái ngói màu
Ưu điểm: Màu sắc đa dạng, bền màu, chịu nhiệt tốt, chống thấm nước.
Nhược điểm: Giá thành cao, dễ bị phai màu nếu chất lượng sơn không tốt.
Ngói màu thường được sử dụng cho các cho các công trình nhà ở, biệt thự, nhà phố và các công trình mang phong cổ điển hoặc truyền thống.
Bảng so sánh giữa 3 loại ngói sử dụng phổ biến hiện nay
Loại ngói | Ưu điểm | Nhược điểm | Phù hợp với |
Đất nung | Bền, đẹp, cách nhiệt tốt | Nặng, dễ rêu mốc, giá cao | Kiến trúc truyền thống, cổ điển |
Xi măng | Nhẹ, đa dạng mẫu mã, giá rẻ | Bền màu kém, dễ nứt vỡ | Nhiều kiểu kiến trúc |
Màu | Bền màu, chịu nhiệt tốt | Giá cao, dễ phai màu | Kiến trúc hiện đại |
Mái tôn
Mái tôn là lựa chọn phổ biến cho các thiết kế nhà hiện đại như nhà cấp 4, nhà ống, nhà kho và nhà xưởng, nhờ giá thành hợp lý và dễ tìm. Với trọng lượng nhẹ và dễ lắp đặt, mái tôn giúp rút ngắn thời gian thi công và có tuổi thọ từ 20 – 35 năm. Đặc biệt, mái tôn có kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc đa dạng, cho phép người dùng dễ dàng chọn lựa.
Các loại mái tôn phổ biến:
- Tôn giả ngói (tôn sóng ngói):Tôn giả ngói được thiết kế với hình dáng giống như ngói truyền thống, tạo nên vẻ đẹp cổ điển và sang trọng cho ngôi nhà.
- Tôn lạnh: Là loại tôn được phủ một lớp sơn đặc biệt giúp phản xạ nhiệt, giảm nhiệt độ bên trong nhà.
- Tôn cách nhiệt: Tôn cách nhiệt có thêm lớp xốp hoặc bông thủy tinh ở giữa hai lớp tôn, giúp cách nhiệt và cách âm hiệu quả.
- Tôn cán sóng: Tôn cán sóng có nhiều dạng sóng khác nhau như 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng.
- Tôn mạ kẽm: Tôn mạ kẽm được phủ một lớp kẽm để chống gỉ sét.
Mái bê tông dán ngói
Mái bê tông dán ngói kết hợp độ bền của bê tông với vẻ đẹp của ngói. Loại mái này chống ồn, chống thấm và chống nóng hiệu quả, thường được sử dụng cho các công trình cao cấp như nhà phố và biệt thự.
Quy trình thi công thường bao gồm đổ bê tông, đặt thép, ghép ván khuôn và dán ngói, thay vì sử dụng hệ thống vì kèo, đảm bảo mái được cố định chắc chắn và hoàn thiện một cách tinh tế.
Mái lợp bằng nhựa trong suốt Polycarbonate
Mái lợp bằng nhựa trong suốt Polycarbonate là lựa chọn hiện đại và hiệu quả cho nhiều công trình kiến trúc. Với khả năng truyền sáng cao, mái Polycarbonate giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm nhu cầu chiếu sáng nhân tạo. Chất liệu này cũng nổi bật với độ bền cao, khả năng chống va đập, chống UV và cách nhiệt tốt, giúp bảo vệ không gian bên dưới khỏi nắng nóng và tiết kiệm năng lượng.
Mái Polycarbonate nhẹ và dễ lắp đặt, là giải pháp lý tưởng cho các nhà kính, pergola, hoặc khu vực cần ánh sáng tự nhiên mà vẫn giữ được sự bền bỉ.
Xem thêm: Chống thấm sân thượng bằng Polycarbonate
Lựa chọn loại mái nhà phù hợp
Khi lựa chọn loại mái nhà, cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Ở vùng khí hậu nóng ẩm, chọn mái có độ dốc lớn và vật liệu cách nhiệt tốt để giữ cho ngôi nhà mát mẻ.
- Mái nhà cần phù hợp về màu sắc và chất liệu với các yếu tố kiến trúc kiến trúc khác mà vẫn phải tương thích về hình dáng, kích thước và phong cách thiết kế của ngôi nhà.
- Ở vùng khí hậu nhiệt đới, màu sáng như trắng hoặc xanh nhạt giúp phản chiếu ánh sáng và giảm nhiệt, giữ cho ngôi nhà mát mẻ. Ngược lại, tại khu vực lạnh thì nên sử dụng màu tối như xám đậm hoặc đỏ đậm hấp thụ nhiệt tốt hơn, giúp giữ ấm cho không gian bên trong.
- Xem xét giá thành của từng loại mái để chọn lựa phù hợp với ngân sách mà vẫn đảm bảo chất lượng.
- Chọn loại mái có độ bền cao để giảm thiểu chi phí sửa chữa và duy trì ngôi nhà bền vững theo thời gian.
Trên đây là cái nhìn tổng quan về các loại mái nhà phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tìm ra lựa chọn mái nhà hoàn hảo nhất, làm đẹp thêm cho tổ ấm của mình.
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24