Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng nhiều loại đồ uống mà ít ai ngờ rằng chúng có thể chứa một lượng cồn nhất định. Từ nước trái cây lên men tự nhiên đến một số loại đồ uống đóng chai có khả năng làm tăng nhẹ nồng độ cồn. Mặc dù những loại đồ uống này không gây say nhưng có thể khiến bạn gặp một số tính huống khó xử khi kiểm tra nồng độ cồn. Hãy cùng tìm hiểu và lưu ý các loại đồ uống tạo nồng độ cồn có trong bài viết sau đây nhé!
Thực hư chuyện thực phẩm tạo ra nồng độ cồn như rượu bia
Theo một số nghiên cứu, nhiều thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu ăn uống xong và bạn ra đường tham gia giao thông ngay, khi gặp CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn vẫn sẽ có kết quả dương tính.

Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm và đồ uống có chứa một lượng cồn khá thấp, không gây ra hiệu ứng say hay tác động mạnh như rượu bia. Cồn trong thực phẩm thường xuất hiện từ quá trình lên men hoặc được thêm vào trong quá trình chế biến, chẳng hạn như: trái cây chín, nước ép trái cây, giấm ăn, nước súc miệng và thậm chí là bánh mì có men nở đều có thể chứa cồn. Vậy nên, việc hiểu rõ nguồn gốc và hàm lượng cồn trong thực phẩm sẽ giúp bạn tránh được các vi phạm xử phạt khi tham gia giao thông.
Các loại đồ uống tạo nồng độ cồn
Nước trái cây lên men tự nhiên
Một số loại trái cây, đặc biệt là trái cây chín có chứa hàm lượng đường cao trải qua quá trình lên men tự nhiên, dưới xúc tác của enzyme chuyển hóa thành cồn và các chất khác. Khi uống các loại nước này, cồn có thể được phát ra trong hơi thở. Bên cạnh đó, quá trình tiêu hóa có một số loại vi khuẩn trong dạ dày phân giải các hợp chất hữu cơ trong trái cây và nước ép lên men chuyển hóa thành cồn trong cơ thể.

Nước trái cây lên men công nghiệp
Nước trái cây đóng chai được sản xuất theo quy trình lên men công nghiệp để tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản. Những loại nước ép này có thể chứa một lượng cồn nhất định và được ghi rõ trên bao bì. Chẳng hạn như Kombucha – loại nước uống lên men có nồng độ cồn dưới 0,5% nhưng vẫn ảnh hưởng đến kết quả đo nồng độ cồn trong hơi thở.

Đồ uống pha chế từ rượu bia (cocktail, mojito)
Các loại đồ uống pha chế như cocktail, mojito thường sử dụng rượu hoặc bia làm thành phần chính nên hàm lượng cồn cao hơn sao với nước ép và đồ uống lên men. Vì vậy nếu có sử dụng trước khi lái xe, chắc chắn sẽ làm tăng nồng độ trong cơ thể và có nguy cơ bị xử phạt vi phạm luật giao thông.

Sử dụng đồ uống tạo nồng độ cồn khoảng bao lâu thì nên lái xe
Thực tế, hàm lượng cồn có trong những loại thực phẩm này rất thấp. Nhưng sau khi sử dụng các loại đồ uống tạo nồng độ cồn và gặp lực lượng CSGT thổi nồng độ cồn thì trong hơi thở sẽ vượt mức 0 mg/1 lít khí thở.
Với trường hợp trên, cồn chỉ có trong miệng chứ không có trong cơ thể. Vì vậy hãy đợi ít nhất 15 phút trước khi lái xe, súc miệng bằng nước sạch sẽ tránh được kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, việc dừng xe đo nồng độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu như mặt đỏ, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hay khi bạn vi phạm lỗi mà CSGT nghi ngờ bạn có uống rượu bia. Trong trường hợp bạn sử dụng các loại đồ uống tạo nồng độ cồn và cần di chuyển ngay, tốt nhất nên sử dụng dịch vụ lái xe hộ để tránh những rắc rối không đáng có.

Dịch vụ lái xe hộ hiện nay đang phổ biến ở nước ta, được xem là giải pháp tiện lợi, an toàn và thể hiện trách nhiệm của bạn đối với cộng đồng. Chỉ với 1 cuộc gọi, tài xế sẽ đến đúng giờ để lái xe, giúp bạn tránh bị phạt và bảo vệ tài sản. Ngoài ra, chi phí để thuê tài xế cũng tương đối rẻ, phù hợp với những buổi tiệc tùng, liên hoan, các sự kiện cuối năm.
Khi liên hệ F24 qua Hotline 1900 8674 để đặt dịch vụ thuê tài xế, bạn sẽ được hỗ trợ nhiệt tình và tài xế sẽ có mặt nhanh chóng, đưa bạn và phương tiện đến bất kỳ nơi đâu.
ĐẶT LỊCH ALO TÀI XẾ
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24