Sàn mái bê tông là một trong những vị trí dễ bị thấm nước, khu vực này tiếp xúc trực tiếp với thời tiết và nước mưa cộng với vật liệu bê tông có tính đàn hồi kém nên bề mặt của sàn mái có thể bị hỏng và gây ra tình trạng nước thấm vào trong. Tập trung vào kỹ thuật và phương pháp chống thấm phù hợp giúp tăng cường khả năng kháng nước, kháng ẩm và hạn chế các hậu quả do thấm nước gây ra. Trong bài viết này, F24 Vietnam sẽ chia sẻ một số biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông một cách an toàn và hiệu quả.
Nguyên nhân gây nứt sàn mái bê tông
Do bê tông là vật liệu có đặc tính rắn chắc, độ giãn nở và đàn hồi đều kém nên rất dễ xảy ra các hiện tượng như nứt, vỡ vì những nguyên do như:
- Sự chủ quan, tiết kiệm quá mức hoặc chưa hiểu về tầm quan trọng của công đoạn chống thấm từ đầu.
- Hệ thống thoát nước kém, đường ống và sàn mái thường hay bị ứ đọng nước sau khi trời mưa.
- Kết cấu bê tông không đủ chắc chắn, không có những phương án tính toán khả năng kháng nứt của vật liệu dẫn đến tình trạng nứt sàn khi gặp sự cố địa chấn
- Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, bản chất kháng nước của bê tông khá kém, nên việc bổ sung thêm lớp chống thấm là điều cần thiết trong xây dựng
- Do quá trình thi công chống thấm không đúng kỹ thuật dẫn đến hiệu suất kháng nước yếu, nước vẫn thấm vào bên trong và gây thiệt hại đáng tiếc.
Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả
Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng Kova
Sơn chống thấm KOVA là hãng sơn của người Việt nên rất hiểu điều kiện khí hậu và nhu cầu của người Việt. Sơn KOVA nổi bật trong hàng loại các vật liệu chống thấm khác nhờ những đặc tính ưu việt như:
- Sơn chống thấm KOVA sử dụng được trên nhiều vị trí khác nhau như sàn, tường, hồ, bể,..
- Chống thấm cực tốt ở nhiều vật liệu xây dựng khác nhau, liên kết tốt với bề mặt bê tông, xi măng, vữa,..
- Độ bám dính tốt kể cả ở môi trường ngoài trời, giúp lớp chống thấm có độ bền được đánh giá cao
- Khả năng chống bám bẩn, chống rêu mốc vượt trội giúp bề mặt sơn luôn mới, không xuống cấp trong thời gian dài
- Ngoài khả năng chống thấm, sơn KOVA còn có khả năng chống nóng, bao gồm 2 tác động là phản xạ nhiệt từ ánh năng mặt trời và hạn chế lượng nhiệt truyền vào bên trong.
- Khă năng chịu mài mòn, kháng kiềm, chịu mặn cao phù hợp với khí hậu của Việt Nam
- Độ bền cao từ 10-15 năm tùy thuộc vào khu vực và tác động ngoại cảnh như khí hậu
Chống thấm sàn mái bê tông bằng Sika
Sika là một dòng sản phẩm chống thấm khá phổ biến hiện nay, chất lượng trong lĩnh vực chống thấm sàn mái được nhiều nhà thầu thi công lựa chọn và sử dụng rộng rãi. Dòng sản phẩm chống thấm sàn mái Sika bao gồm nhiều loại phổ biến như Sika Latex, Sika Membrane, Sika Grout. Mỗi loại đều có các đặc điểm và tính chất riêng biệt, tuy nhiên, tất cả đều có công dụng chung là cung cấp hiệu suất chống thấm hiệu quả.
Ưu điểm chống thấm sàn mái bê tông bằng Sika
- Khả năng chống thấm và đàn hồi cao nên có thể thi công ở nhiều loại bề mặt khác nhau như sàn mái, sân thượng, tường, chán, tầng hầm,..
- Dễ dàng thi công với nhiều thiết bị khác nhau như quét chổi, phun máy hay rulo
- Vật liệu chống thấm đa năng: kháng nước, kháng kiềm, kháng tia UV, tính thẩm mỹ cao và che phủ tốt
- Duy trì tính ổn định trước tác động của tia UV nên không lo về vấn đề phong hóa hay ố màu theo thời gian
- Tiết kiệm thời gian thi công, không gây hại cho thợ thi công
- Che phủ tốt, lấp đầy các khe hở, vết nứt, mối nối giữa ốc vít, mái dốc
- Có nhiều tông màu trung tính để lựa chọn như xám, trắng, cafe sữa
Chống thấm sàn mái bê tông bằng Flinkote
Flinkote là một vật liệu chống thấm hiệu quả được sử dụng để xử lý chống thấm sàn mái bê tông bị nứt. Vật liệu này có thể sử dụng trực tiếp mà không cần phải sử dụng thêm các liên kết phụ khác. Điều này giúp thợ tiết kiệm thời gian và công sức.
Chống thấm Flinkote là màng chống thấm đàn hồi dạng lỏng, giải pháp chống thấm cực tốt và phù hợp cho nhiều vật liệu khác nhau bê tông, si măng, gỗ, kim loại, gạch lát,..
Flinkote được biết đến là sản phẩm sơn chống dột, chống thấm dành cho sân thượng, sàn mái, tôn sóng, ngói hay bất cứ vật liệu nào của mọi loại mái nhà.
Sơn chống thấm Flinkote vừa dùng để chống ẩm, vừa có khả năng chống mục
Dễ sử dụng nên và an toàn với kim loại nặng, nên nếu muốn chống thấm ở quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện.
Lớp phủ của sơn Flinkote đáp ứng được điều kiện là kín, liền mạch trên tất cả các loại nền
Chất lượng chống thấm khá tốt nhờ vật liệu có đặc tính dai, bền, đàn hồi
Chịu được khoảng nhiệt độ rộng, phù hợp với những công trình ở khu vực cho độ chênh lệch nhiệt độ lớn, đảm bảo không ảnh hưởng đến lớp chống thấm như chảy hay sụt lún.
Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường
Nhựa đường là vật liệu chống thấm có dạng rắn hoặc lỏng với khả năng chống thấm cực kỳ cao nhờ vào khả năng ngăn chặn tình trạng rò rỉ nước, bảo vệ công trình khỏi nước mưa và ngập lụt tốt
Nhựa đường được sử dụng ở những công trình có quy mô lớn với bề mặt cần che phủ rộng
Chi phí chống thấm bằng nhựa đường cũng vô cùng phải chăng, tiết kiệm nhiều so với các vật liệu chống thấm khác
Tuổi thọ của chống thấm sàn mái bằng nhựa đường rất cao, lớp chống thấm có khả năng chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt như nắng gắt, mưa gió mạnh và nhiệt độ cao. Bề mặt chống thấm không bị oxy hóa hay phân hủy theo thời gian
Các bước thi công chống thấm bằng nhựa đường
Bước 1: Trước khi thực hiện chống thấm, vệ sinh bề mặt sàn mái kỹ lưỡng. Dùng búa đục để loại bỏ những vùng lồi lõm, bê tông yếu và dư thừa. Đảm bảo bề mặt bê tông phải khô ráo, sạch sẽ, bằng phẳng và không còn vật nhọn.
Bước 2: Nhựa đường được đun nóng đến nhiệt độ thích hợp để làm tan chảy chất liệu, sau đó dùng vật dụng múc chất liệu rồi đổ đều lên bề mặt sàn mái. Cần đợi ít nhất 24 giờ để chất liệu khô và đông kết hoàn toàn. Sau đó, có thể tiến hành lớp cán vữa để bảo vệ.
Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum khò nóng
Bitum khò nóng hay màng chống thấm khò nhiệt có dạng cuộn hoặc tấm, sử dụng nhiệt để vật liệu bám trên bề mặt chống thấm
Bitum khò nóng chủ yếu được sử dụng ở những công trình lớn vì tính chất phức tạp và khéo léo trong thi công.
Xét về khả năng chống thấm, bitum khò nóng có khả năng chống thấm cực lớn trong môi trường có áp lực cao
Tính bền bỉ và chắn chắn cũng gần như tối đa vì chịu được tải trọng lớn, không bị đâm thủng hay kéo giãn, xé rách
Trong điều kiện khắc nghiệt và phức tạp, lớp bitum chống thấm vẫn hoạt động tốt và chắc chắn.
Quá trình thi công sàn mái bê tông bằng bitum khò nóng bao gồm các bước sau:
- Quét lớp lót Primer (gốc dung môi, gốc nước) lên bề mặt bê tông.
- Sử dụng lu sơn để lớp sơn được phủ mỏng và dàn đều trên bề mặt rộng, đảm bảo phủ kín bề mặt bê tông.
- Sau khi lớp lót khô, tiến hành dán màng bitum rồi dùng đèn khò lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn để chất liệu bám dính tốt trên bề mặt. Chú ý thao tác thực hiện nhanh để đạt hiệu quả cao nhất và nhớ nhiệt độ được phân bố đồng đều.
- Xử lý các điểm như cổ ống và chân tường, nơi cần dán màng bitum ít nhất 15 cm.
Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum tự dính
Còn một biện pháp thi công chống thấm sàn mái hiệu quả là sử dụng tấm bitum tự dính, một sản phẩm dễ thi công hơn so với bitum khò nóng. Quá trình thi công bao gồm các bước sau:
- Đo đạc kích thước cần thiết cho màng chống thấm tự dính.
- Trải cuộn màng chống thấm tự dính lên sàn mái, sau đó bóc lớp dán bảo vệ ở mặt phía trên của màng.
- Dán màng chống thấm sao cho diện tích chồng mí tối thiểu là 5 cm.
Quy trình chống thấm sàn mái bê tông đúng kỹ thuật
Để thực hiện đúng biện pháp thi công chống thấm sàn mái, bạn cần tuân theo 3 bước quan trọng sau:
Bước 1: Chống thấm khe co giãn và xử lý vết nứt
- Sử dụng vữa co ngót để trám và làm phẳng các vết nứt trên bề mặt.
- Sử dụng keo trám khe loại chịu nước (BS) để bơm vào khe co giãn.
- Sau khi xử lý các vết nứt, kiểm tra lại kỹ lưỡng để đảm bảo chúng đã được xử lý triệt hơn.
Bước 2: Chống thấm sàn mái tổng thể
- Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch, loại bỏ bụi bặm, vết chẩn dầu mỡ.
- Tiến hành thi công lớp lót.
- Định mức vật liệu chống thấm theo đúng tỉ lệ (Tùy thuộc vào loại vật liệu thi công sẽ có hướng dẫn định mức riêng trên gói sản phẩm), sau đó khuấy đều chất liệu.
- Dùng máy phun hoặc dụng cụ rulo để lăn đều chất chống thấm lên sàn mái bê tông
- Thi công lớp lót mỏng và đều, đảm bảo phủ kín bề mặt bê tông.
Lớp 1: Thi công chống thấm với định mức 0,9 kg/m2
Sau khi hoàn thành lớp lót, pha trộn sản phẩm đúng theo tỷ lệ 5% nước sạch vào vật liệu, dùng công cụ đánh trộn đều hỗn hợp, rồi dùng máy phun đều lên bề mặt. Khi xong lớp đầu tiên, tiến hành thi công lớp lưới gia cường sao cho vừa che phủ góc chân tường và chống thấm cổ ống hộp kỹ thuật
Lớp 2: Thi công với định mức 0,9 kg/m2
Sau 24 giờ, khi lớp đầu tiên đã khô, tiến hành phun lớp chống thấm thứ hai với định mức tương tự.
Lớp 3: Thi công với định mức 0,5 kg/m2
Sau thêm 24 giờ, khi lớp thứ hai khô đông kết lại, thực hiện phun lớp chống thấm cuối cùng. Trong lớp này, bạn cần đặc biệt chú ý phun đều lên các vị trí góc, cạnh tường, hộp kỹ thuật,…
Bước 3: Cán vữa xi măng san lấp mặt bằng
Để các lớp màng chống thấm được bền bỉ trong thời gian dài, ta cần cán một lớp vữa, san bằng để nước dễ dàng được đào thoát, tránh tình trạng nước đọng lại sau mỗi cơn mưa.
Tham khảo bảng giá Dịch vụ chống thấm tại F24 Vietnam
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24