Quy trình thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà

Hệ thống cấp thoát nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển, xử lý, điều hòa và phân phối đến các đối tượng sử dụng nước để sinh hoạt, phục vụ sản xuất. Một đường ống cấp thoát nước hoàn chỉnh sẽ bao gồm: ống nước, các phụ kiện của ống nước, van vòi và máy bơm. Nếu bạn đang tìm hiểu quy trình thi công hệ thống cấp thoát nước, hãy theo dõi bài viết này nhé!

Thi công hệ thống cấp nước

Lắp đặt đường ống trong nhà vệ sinh, nhà bếp

Đường ống cấp nước được sử dụng phổ biến là loại ống có chất liệu nhựa PPR với ưu điểm là độ bền cao, tính đàn hồi tốt, chịu được va đập và áp lực cao, không bị oxy hóa. Với đường ống cấp nước lạnh sẽ dùng ống PPR – PN10 (loại ống chỉ có màu xanh) và đường ống cấp nước nóng dùng ống PPR – PN20 (loại ống chỉ có màu đỏ)

Quy trình thi công đường ống cấp nước trong nhà vệ sinh, nhà bếp

  1. Đọc bản vẽ xác định vị trí lắp đặt các thiết bị trong  nhà vệ sinh, nhà bếp
  2. Lấy dấu lên tường 
  3. Cắt đục và khoan tường
  4. Định vị khoan ty treo ống cấp nước (với các đoạn ống đi trên trần)
  5. Lắp đặt đường ống cấp nước theo phương pháp hàn nhiệt
  6. Trám trát tường nơi có đường ống đi qua.
Lắp đặt đường ống trong nhà bếp
Lắp đặt đường ống trong nhà bếp

Lắp đặt đường ống cấp nước trong trục kỹ thuật, hành lang

Ống nước trong trục kỹ thuật chủ yếu vẫn là ống PPR. Đối với một số công trình lớn có hệ thống nước nóng trung tâm thì đường cấp nước nóng nên dùng ống inox 304 có bọc bảo ôn. 

Quy trình thi công lắp đặt đường ống cấp nước trong trục kỹ thuật và hành lang:

  1. Đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp nước, xác định vị trí chính các trục ống cấp nước
  2. Gia công lắp đặt các giá đỡ ống. Các giá đỡ phải là thép mạ kẽm hoặc ít nhất phải được sơn chống gỉ cẩn thận trước khi lắp đặt
  3. Lắp đặt đường ống vào các giá đỡ và lưu ý định vị chính xác các điểm chờ để kết nối với ống ngoài hành lang và ống trong nhà vệ sinh
  4. Kết nối ống trục với các ống nhánh

Lắp đặt đường ống cấp nước máy bơm lên mái và máy bơm tăng áp mái

Khi lắp máy bơm lên mái nhà cần chọn công suất máy bơm phù hợp. Với nhà dân hay biệt thự chọn áp lực đẩy máy bơm lớn hơn chiều cao tính từ máy bơm lên két mái 15m.

Ví dụ: Chiều cao ngôi nhà 4 tầng từ máy bơm lên bể mái là 15m thì nên chọn bơm có áp lực đẩy là từ 30 – 35m là phù hợp.

Bên cạnh đó, khi lắp đặt máy bơm tăng áp trên mái, lưu ý phải lắp đường ống đẩy máy bơm thông với két nước qua van khóa và van 1 chiều để khi mất điện thì nước vẫn có thể chảy xuống bên dưới.

Lắp đặt đường ống cấp nước máy bơm lên mái
Lắp đặt đường ống cấp nước máy bơm lên mái

Thử áp lực hệ thống nước

Các đầu chờ được bịt kín hoàn toàn và kết nối liên thông các tuyến ống với sau. Sau đó lắp đặt đồng hồ đo áp và tiến hành bơm nước thử áp lực ở 5kg. Cuối cùng, kiểm tra kỹ tất cả các mối nối đảm bảo không được phép hở hay có bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào. 

Thi công hệ thống thoát nước

Định vị đặt chờ ống xuyên sàn sau khi đổ bê tông 

Đường kính lỗ chờ nên lớn hơn đường kính ống thoát đi qua lỗ là 2 cấp đường kính để sau đổ bù cổ ống và chống thấm. 

Lắp đặt ống thoát nước bồn cầu

Quy trình lắp đặt ống thoát nước bồn cầu như sau:

  1. Dựng ống trục thoát nước bồn cầu
  2. Định vị lắp đặt ống nhánh thoát nước bồn cầu. Các điểm chuyển hướng của ống thoát nước bắt buộc phải chếch 45 độ. Với các tuyến ống nhánh dài từ tâm bồn cầu tới trục >2m phải làm thêm thông hơi nhánh để đảm bảo thoát nước tốt, không gây tắc nghẽn và có tiếng ồn. Đường kính ống thoát nước bồn cầu tối thiểu là D110 mm.
  3. Đường ống thoát nước nhanh phải đảm bảo độ dốc đều để chất thải trôi hết vào ống trục
  4. Các trục ống thoát nước bồn cầu phải được thông hơi lên mái để tránh hiện tượng tắc ống. Thông thường, các công trình dân dụng hay dùng bể phốt và phải bắt buộc có đường ống thông hơi cho bể phốt lên mái. 
Lắp đặt ống thoát nước bồn cầu
Lắp đặt ống thoát nước bồn cầu

Tuy nhiên, khi kết nối đường ống thoát nước bồn cầu với bể phốt cần lưu ý một số điều sau: 

  • Cao độ đường ống vào bể phốt phải lớn hơn hoặc bằng cao độ ống đầu ra của bể phốt
  • Đường kính ống đầu ra của bể phốt phải lớn hơn đường kính ống đầu vào của bể phốt
  • Cao độ đầu chờ ống thông hơi phải lớn hơn cao độ ống nước vào bể
  • Không đấu nối ống xả trực tiếp bể phốt mà phải thông qua ống nối chữ T để không làm phá vỡ lớp màng vi sinh trong bể phốt.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi ống nước bồn cầu bị hỏng

Lắp đặt ống thoát nước rửa

  1. Dựng ống trục thoát sàn, lưu ý cao độ đầu chờ đóng ống nhánh sao cho không quá thấp hoặc vướng vào các tuyến ống khác. Các ống trục phải được đấu thông hơi lên mái nhà.
  2. Vị trí đặt thoát sàn sao cho nước thoát được thuận tiện nhất, dễ dàng cho việc cán nền tạo độ dốc trong nhà vệ sinh
  3. Tại các vị trí thoát sàn nên lắp đặt xi phông để hạn chế mùi hôi. Các ống thoát sàn nên dùng đường kính tối thiểu D75.
  4. Các tuyến ống nhánh thoát nước rửa phải đảm bảo độ dốc đều (khoảng 1 – 1,5%). Với chiều dài ống nhánh >2m thì nên lắp đặt ống thông hơi nhánh để tránh hiện tượng tắc khí.
  5. Các ống nhánh thoát nước đi trên phòng khách hoặc phòng ngủ nên lắp bảo ôn để chống tiếng ồn. Tuyệt đối không lắp đặt chung ống thoát nước rửa với ống thoát nước xí.
Lắp đặt ống thoát nước rửa
Lắp đặt ống thoát nước rửa

Lắp đặt ống thoát nước mưa

Thông thường, mỗi ngôi nhà đều có 2 – 3 trục ống thoát nước mưa mái từ mái và nước mưa ban công. Cho nên, không lắp đặt ống thoát nước mưa với ống thoát nước bồn cầu và ống thoát nước rửa.  

Thử kín hệ thống thoát nước

Bịt các đầu chờ và bơm nước vào toàn bộ đường ống thoát nước. Sau đó ngâm nước trong ống 1 ngày để kiểm tra và đảm bảo không có mối nối bị rò rỉ nước ra bên ngoài.

Lưu ý khi thi công hệ thống cấp thoát nước

Để đảm bảo quá trình thi công hệ thống cấp thoát nước đạt chuẩn chất lượng và đúng kỹ thuật, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây: 

  • Nên hạn chế sử dụng các mối nối phức tạp như nối chữ T, chữ X trong thi công hệ thống cấp thoát nước. Bởi sẽ khiến cho đường ống dễ bị tắc nghẽn và ứ đọng hơn.
  • Bố trí cửa thăm cho đường ống nước thải để dễ dàng sửa chữa và thông rửa đường ống. Cửa thăm nên lắp đặt ở vị trí dễ tiếp cận và để ở bẫy nước hay phía đáy đường ống.
  • Trang bị bẫy nước ngăn mùi ở các thiết bị vệ sinh. Đồng thời các hố ga, bể phốt, bể chứa nước thải phải kín nước và được nối với đường ống thông khí
  • Đối với các đường ống thoát nước nằm ngang, nên lắp đặt ống nghiêng để chất thải, nước thải dễ dàng trôi ra ngoài.

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về quy trình thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà đúng chuẩn kỹ thuật. Một hệ thống cấp thoát nước hoạt động tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian sống thoải mái và tiện nghi. Đồng thời tăng tuổi thọ công trình và tránh những rắc rối phát sinh không mong muốn. 

Nếu bạn đang tìm một nhà thầu thi công hệ thống cấp thoát nước uy tín, hãy liên hệ F24 ngay nhé. Chúng tôi là đơn vị có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, thi công, cải tạo nhà ở. Đội ngũ thợ lành nghề và kỹ sư giỏi sẽ mang đến cho bạn một hệ thống cấp thoát nước hoàn hảo, bền vững theo thời gian. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: sửa chữa điện nước, lắp đặt các thiết bị vệ sinh, cải tạo nhà ở,…

Thông tin liên hệ Công ty F24 Vietnam

  • Hotline: 1900 8674
  • Số Điện thoại: 0967 964 224

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24