Thảm Chống Tĩnh Điện – Đặc Tính & Thông Số Kỹ Thuật

Thảm chống tĩnh điện được sử dụng rất nhiều trong phòng sạch, có thể sử dụng để trải lên sàn nhà, hoặc bàn thao tác. Thảm giúp bảo vệ an toàn cho người lao động khi làm việc trong môi trường tĩnh điện. Vậy định nghĩa thảm chống tĩnh điện thế nào? Đặc tính ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Thảm chống tĩnh điện là gì?

2 1

Thảm này có tên trong tiếng anh là “ESD Rubber Mat”, ngoài ra thì còn có rất nhiều tên gọi khác như: thảm xanh chống tĩnh điện, miếng lót chống tĩnh điện, thảm chống tĩnh điện, tấm trải sàn chống tĩnh điện, tấm cao su chống tĩnh điện,…

Thảm thường sử dụng cho các nhà máy sản xuất/lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử, các nhà máy có môi trường làm việc bị nhiễm tĩnh điện. Mục đích sử dụng thảm này là để phân tán các hạt điện tích phát sinh trong quá trình làm việc, hoạt động của công nhân nhằm đảm bảo an toàn lao động, và bảo vệ các linh kiện/thiết bị tránh hư hỏng.

Tùy vào kích thước bề mặt cần sử dụng như thế nào mà ta tính toán và cắt dán cho phù hợp.

Đặc tính và thông số kỹ thuật của thảm chống tĩnh điện

3 1

Đặc tính cơ bản

Được sản xuất bằng chất liệu cao su với kỹ thuật lưu hóa cao su cùng với chất tĩnh điện, nhờ đó mà thảm có khả năng chống tĩnh điện.

Thảm có cấu tạo gồm hai lớp cao su mềm:

  • Lớp trên có độ dày 0.5mm là lớp tĩnh điện, có màu xanh, đây là lớp giúp loại bỏ tĩnh điện hay còn gọi là phân tán điện tích trong thời gian 0.1 giây.
  • Lớp dưới có độ dày 1.5mm là lớp truyền dẫn điện, có màu đen, là lớp cao su lưu hóa thông thường, có tác dụng truyền dẫn điện.

Hai lớp cao su kết hợp lại tạo thành màu xanh. Có tác dụng loại bỏ nhanh chóng điện tích phát sinh, chống các vật thể đặt trên mặt nhiễm điện như bản mạch, vi mạch,…

Thông số kỹ thuật

tham chong tinh dien

Thảm được chia làm 2 loại kích thước, đóng gói thành cuộn trong thùng carton

  • Cuộn thảm cao su chống tĩnh điện 1m x 10m x 2mm (~28kg)
  • Cuộn thảm cao su chống tĩnh điện 1,2m x 10m x 2mm (~34kg)
  • Điện trở bề mặt lớp trên: 10^6 – 10^9Ω
  • Điện trở bề mặt lớp dưới: 10^3 – 10^5Ω
  • Điện trở bề mặt tổng hợp: 10^5 – 10^8Ω
  • Độ mài mòn: +/- 0.02g/cm2
  • Màu sắc: apple green shiny ( xanh nõn chuối) / green dull (xanh lá cây mờ) / green shiny (xanh lá cây bóng)

Hướng dẫn lắp đặt thảm chống tĩnh điện

tham cao su tinh dien 1 Copy

Bước 1: Làm sạch sàn nhà, giải phóng mặt bằng

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình thi công lắp đặt thảm chống tĩnh điện. Theo đó, bạn cần đảm bảo sàn nhà sạch, không vướng các vật cản như: đinh, vít,,…Đặc biệt, mặt sàn bắt buộc phải khô, thoáng, không bị chênh, nứt hay gồ ghề.

Bước 2: Trải keo dán sàn

Trước tiên bạn khuấy đều keo sao đó quét lên mặt sàn đã được làm sạch. Đồng thời, trong lúc này bạn cũng tạo các điểm chuẩn, điểm mút và đường chuẩn trên mặt sàn.

Để đảm bảo độ kết dính của keo cũng như chất lượng của thảm. Sau khi quét nên đợi khoảng 25 – 20 phút rồi mới tiến hành để thảm lên

Bước 3: Dán sàn

Ở bước này, bạn lần lượt trải thảm lên lớp keo theo các điểm chuẩn, điểm mút và đường chuẩn mà mình đã tạo trước đó.

Đồng thời, các mối nối được hàn lại bằng dây hàn cùng chất PVC, sau đó cắt mối hàn bởi lưỡi dao chuyên dụng.

Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao

  • Làm sạch mặt sàn sau khi đã lắp đặt xong. Đảm bảo không để sót lại bất cứ vết bẩn hay vật dụng nào
  • Cần cách ly mặt sàn, không để sàn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 – 2 ngày đầu sau thi công

Trên đây là một số thông tin cơ bản cũng như các bước thi công thảm chống tĩnh điện. Khách hàng có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ F24 Vietnam để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24