Sơn chống thấm là giải pháp chống thấm cho các bề mặt như tường, sàn, mái nhà, bể nước, hồ bơi, bể chứa đơn giản và dễ thực hiện nhất hiện nay. Tuy nhiên đây có phải là giải pháp chống thấm tối ưu, bền và hiệu quả hay không. Sơn chống thấm và sơn thườn khác nhau như thế nào? Được phân loại ra sao và nguyên lý hoạt động của nó như nào, cùng F24 Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau nhé
Sự khác biệt giữa sơn thường và sơn chống thấm
Sơn thường truyền thống là loại sơn phổ biến có nhiều màu sắc thường dùng để sơn ở những vị trí như tường, sàn. Sơn thường được pha với một số loại dung môi trước khi được phủ lên trên các bề mặt. Sơn thường có tính xốp nên khả năng chống thấm khá kém, nước dễ dàng thấm qua bề mặt sơn và tích tụ bên trong tường, sàn, trần. Qua thời gian lớp sơn sẽ bắt đầu hư hỏng khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài hoặc trong điều kiện độ ẩm cao, ẩm ướt. Các hiện tượng bong tróc, phồng rộp, mọc nấm hay rêu là những dấu hiệu dễ nhận thấy khi
Khác với sơn thường, sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng với mục đích chính là ngăn cản nước xâm nhập vào bên trong bề mặt. Thành phần được pha chế đặc biệt để ngăn cản nước xâm nhập vào bên trong và làm hư hỏng cấu trúc ban đầu. Sơn chống thấm là sự lựa chọn lý tưởng với những khu vực có nhiều độ ẩm, hơi nước

Phân loại sơn chống thấm
- Sơn chống thấm Acrylic: là loại sơn gốc nước, có khả năng tương thích với nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau như bê tông, gỗ, kim loại. Tuy nhiên, khả năng chống thấm của các loại sơn gốc nước khá kém nên bạn cần cân nhắc nếu công trình của bạn nằm ở khu vực bị ảnh hưởng của nước nhiều
- Sơn chống thấm Epoxy: Thường được sử dụng cho các bề mặt ngoài trời, bởi khả năng chống nước và độ bền tương đối tốt. Ngoài ra, sơn chống thấm Epoxy còn có khả năng chống mài mòn bởi hóa chất và vật lý nên thường được sử dụng cho các bề mặt như sàn bê tông, kim loại, xi măng, đá,..
- Sơn chống thấm gốc Latex: Là loại sơn dành riêng cho vật liệu gạch, bê tông hay gốm. Lớp sơn phủ bám dính chắc chắn ngăn không cho nước xâm nhập, giữ cho cấu trúc vật liệu luôn ổn định và ngăn chặn nấm móc phát triển. Loại sơn này cũng có thể dễ dàng được làm sạch bằng xà phòng và nước.
- Sơn chống thấm Polyurethane: Là loại sơn gốc dầu, được sử dụng cho các vật liệu như gỗ, kim loại. Ngoài khả năng chống thấm nước, thành phần của sơn cũng có khả năng chống tia UV hiệu quả.
- Sơn chống thấm Silicone: Được sử dụng phổ biến cho mái nhà, sân thượng, sàn mái. Lớp phủ sơn chống thấm silicone khá dày mang đến khả năng chống thấm tốt và bền bỉ, phù hợp với những bề mặt lớn cần che phủ nhiều.
- Sơn chống thấm Acrolein: Là loại sơn chống thấm chuyên dụng cho vật liệu bê tông, khi kết hợp với sơn acrylic sẽ tạo thành lớp chống thấm hiệu quả ngăn ngừa được nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, loại sơn này khá độc hại và nguy hiểm nên thi công phải được thực hiện bởi thợ có chuyên môn và phải tuân thủ đúng các quy trình, cẩn thận để đảm bảo an toàn.
NHỮNG VỊ TRÍ CẦN CHỐNG THẤM
Nguồn gây thấm đến từ rất nhiều nơi, như ngoài trời, bể chứa nước, ống nước,.. và sẽ tác động trực tiếp lên không gian nhà bạn. Nếu không chống thấm đầy đủ thì sẽ dẫn đến hiện tượng nước xâm nhập vào và phá vỡ cấu trúc, dẫn đến hư hại công trình.
Khí hậu Việt Nam khá nồm và độ ẩm cao, do đó dễ xuất hiện nấm mốc và có nước đọng trên tường. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà là biện pháp để bảo vệ tường không bị xâm lấn trong điều kiện khắc nghiệt.
Với những công trình đã xây thì việc xử lý bề mặt ẩm mốc phải được thực hiện một cách triệt để. Sau đó đảm bảo bề mặt tường sạch, khô rồi mới sơn lại tường.
Đối với công trình mới thì cần sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ căn nhà trước những tác động của môi trường. Việc chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp bạn vừa bảo vệ tốt công trình, vừa tránh phải xử lý các hậu quả sau này.
Sơn chống thấm ngoài trời
Sơn chống thấm ngoài trời được áp dụng cho các bề mặt tiếp xúc nhiều với điều kiện tự nhiên như là tường nhà, mái nhà, sân thượng. Đây đều là những vị trí thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp từ tia UV, mưa, gió,.. nên yêu cầu sơn chống thấm phải chắc chắn và bền.
Ưu điểm khi sơn chống thấm ngoài trời
Ngăn cản lại sự xâm nhập của nước từ môi trường bên ngoài vào trong công trình.
Che kín những điểm hở trên tường mà nước có thể xuyên qua để tránh tình trạng công trình bị ẩm dột.
Một số loại sơn có khả năng chống nấm mốc và bám bụi
Chống thấm trong nhà
Sơn chống thấm nội thất được sử dụng để ngăn ngừa và xử lý các vấn đề liên quan đến thấm nước bên trong không gian. Các khu vực như: tường nhà, nhà tắm, chống thấm sàn nhà vệ sinh, bếp và sàn sẽ được chống thấm kỹ hơn để không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và hơi nước.
Nguyên lý hoạt động của sơn chống thấm
Khả năng chống thấm nước của sơn chống thấm nằm ở lớp rào cản bề mặt. Thành phần mang những nét đặt trưng như:
- Tính chất kỵ nước: Các thành phần trong sơn chống thấm ngăn không cho nước tiếp xúc với bề mặt sơn, nước sẽ không bám được vào bề mặt mà sẽ trượt đi
- Cấu trúc màng: Khi phủ lớp sơn chống thấm lên trên các bề mật sẽ tạo thành một lớp màng kín, các thành phần có trong sơn sẽ liên kết chặt chẽ với nhau ngăn không cho nước có khả năng thấm qua.
- Cấu trúc lưới với các lỗ nhỏ trên bề mặt sơn cho phép hơi ẩm từ bên trong sẽ thoát ra bên ngoài thay vì bị giữ lại bên trong. Vậy nên bề mặt sơn chống thấm luôn khô ráo, hạn chế được tối đa các tác động tiêu cực từ nước và hơi ẩm.
CÁC HÃNG SƠN CHỐNG THẤM PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1. Sơn chống thấm Kova CT-11A: Là loại sơn được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan. Chất chống thấm pha xi măng có khả năng “chữa trị” kịp thời các vết thấm. Độ bền của sơn cao, 15 năm vẫn chống thấm hiệu quả.
Dòng sơn này cũng có khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặn và kháng kiềm. Một điểm cộng là Kova không chứa chất độc hại nên rất an toàn khi thi công và sử dụng.
Giá bán tham khảo:
Loại sơn 4kg: 395.000 – 630.000 VNĐ
Loại sơn 20kg: 1.760.000 – 2.970.000 VNĐ

2. Sơn chống thấm Sika Raintite sử dụng cho tường nhà ngoài trời: Là loại sơn có gốc Acrylic nên sở hữu khả năng đàn hồi cao. Ngoài ra, nó còn giúp chống tia UV, tia cực tím và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Phương pháp thi công không cần tới lớp sơn lót, như vậy nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Giá bán tham khảo:
Loại sơn 4kg: 405.000 – 460.000 VNĐ
Loại sơn 20kg: 1.820.000 – 1.960.000 VNĐ
3. Sơn chống thấm Jotun Waterguard sử dụng cho tường ngoài trời: Là loại sơn gốc acrylic biến tính để mang lại khả năng chống thấm tối ưu ngay cả dưới thời tiết khắc nghiệt nhất, màu sơn vẫn luôn đảm bảo bền đẹp theo thời gian.
Sơn chống thấm ngoài trời Jotun Waterguard có độ đàn hồi cao, che phủ tốt các vết nứt nhỏ, có thể dễ dàng sử dụng trực tiếp mà không cần pha với xi măng. Sau khi sơn, bề mặt sản phẩm khô cực nhanh và không để lại mùi độc hại.
Giá bán tham khảo:
Loại sơn 5L: 585.000 – 935.000 VNĐ
Loại sơn 17L: 1.950.000 – 2.988.000 VNĐ
4. Sơn chống thấm trong nhà Dulux Aquatech: Là loại sơn được cấu tạo từ nhựa Acrylic, màu, chất phụ gia và nước. Dòng sản phẩm này sở hữu công nghệ Hydroshield đặc biệt giúp bề mặt tường chắc hơn. Đi kèm với đó là khả năng chống thấm dột vượt trội gấp 2 lần, ngăn chặn được ẩm nấm mốc tường nhà.
Giá bán tham khảo:
Loại sơn 6kg là 690.000 – 995.000 VNĐ
Loại sơn 20kg là 2.105.000 – 3.160.000 VNĐ
5. Chống thấm trong nhà MyKolor: Thương hiệu sơn MyKolor đã khẳng định được vị thế và chỗ đứng trên thị trường do không ngừng tạo ra và cải tiến các sản phẩm của mình ngày một chất lượng.
Các sản phẩm sơn chống thấm đến từ thương hiệu MyKolor có khả năng dễ lau chùi, độ bám dính tốt, bền màu theo thời gian.
Sơn mykolor khi sử dụng cho ra các màu sắc sống động và rất đa dạng.
Sản phẩm rất thuận tiện cho việc thi công.
Có tính kháng khuẩn và chống nấm mốc cao
Giá bán sơn MyKolo tham khảo:
Loại sơn 5kg là 800.000 – 1.280.000 VNĐ
Loại sơn 20kg là .330.000 – 4.080.000 VNĐ

6. Sơn chống thấm Neomax 820: Sơn chống thấm PU Neomax 820 là hợp chất chống thấm một thành phần, dạng lỏng, dựa trên gốc nhựa copolyme, có chứa dung môi. Sau khi thi công sẽ hình thành một lớp màng chống thấm đàn hồi, có độ bền kéo đứt tốt và độ giãn dài cao, tính năng bám dính và khả năng che phủ các vết nứt tuyệt vời.
Neomax 820 thường được sử dụng chống thấm cho: nhà vệ sinh, tầng hầm, hố pít thang máy, bể chứa, bể bơi, hồ cá,..
Giá bán sơn Neomax 820 tham khảo:
Loại sơn 5kg là 1.000.000 – 3.100.000 VNĐ
Loại sơn 20kg là 600.000 – 1.400.000 VNĐ

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM
Bước 1: Khắc phục các điểm nứt, sửa chữa các lỗ hổng và lỗi lớn trên bề mặt bằng các vật liệu phù hợp. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng và nhẵn mịn hết mức có thể.
Bước 2: Xem xét và chuẩn bị bề mặt: Xử lí bề mặt sạch khô, dọn sạch các mảnh vụn, bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và pha sơn chống thấm theo định lượng phù hợp
Bước 4: Thi công sơn chống thấm: bao gồm sơn lót trước tiên trên bề mặt (sơn lót chính một lớp, nếu có điều kiện kinh tế bạn nên sơn thêm 1 lớp sơn lót nữa để đảm bảo độ bền và tăng khả năng bám dính của sơn chống thấm đồng thời tăng tuổi thọ chống thấm bề mặt tường ngoài). Để lớp sơn khô hoàn toàn (tối thiểu 4 tiếng) và tiến hành sơn tiếp lớp tiếp theo đến khi đạt độ dày đạt chuẩn.
Độ dày tiêu chuẩn của sơn chống thấm được tính toán dựa trên mức độ co giãn vì nhiệt của vật liệu và vị trí chống thấm. Thông thường, lớp sơn chống thấm sẽ dày khoảng 1-1,5mm, với những vị trí khuất như góc, lỗ ống và những vị trí không bằng phẳng, thợ sẽ sơn riêng từng lớp, mỗi dày mỗi lớp không vượt quá 1mm. Công việc này yêu cầu thợ phải có kinh nghiệm nhất định hoặc có máy đo độ dày sơn chuyên dụng.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng sơn và bề mặt sau khi sơn chống thấm đã khô hoàn toàn.
Để đảm bảo độ bền và duy trì mức độ ổn định của lớp sơn chống thấm, hãy thường xuyên kiểm tra mức độ hao mòn và hư hỏng. Tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vì có thể làm thay đổi cấu trúc sơn.
Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp làm giảm độ ẩm trong không khí để hạn chế hư hại cho nước gây ra.
Hy vọng bài viết của F24 Vietnam đã cung cấp đầy đủ các thông tin về “sơn chống thấm”. Nếu bạn có những thắc mắc về cách chọn sơn hay có nhu sử dụng DỊCH VỤ CHỐNG THẤM cho không gian của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ngay!
CÔNG TY CỔ PHẦN F24 VIỆT NAM
Văn phòng chính: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, T.P Thủ Đức, T.P HCM.
Điện thoại: 028 2248 2424
Zalo: 0968 064 224 – 0967 964 224
Facebook: Thi công cải tạo
Hotline: 1900 8674
Website: F24 Vietnam liên hệ
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24