Trong chống thấm và xây dựng, màng chống thấm được ứng dụng để tạo ra rào cản ngăn cản nước, đảm bảo tòa nhà không bị xâm nhập bởi nước mưa, nước chảy tràn hay độ ẩm lớn. Bảo vệ tốt công trình của bạn là cách bạn giảm thiểu các chi phí sửa chữa thiệt hại do thấm nước gây ra. Màng chống thấm là gì, ứng dụng của màng chống thấm ra sao và quy trình thi công màng chống thấm đúng kỹ thuật như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, cùng F24 Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau:
Màng chống thấm là gì trong xây dựng
Màng chống thấm là vật liệu xây dựng được sản xuất từ nhiều thành phần khác nhau như bitum, PVC, EPDM hoặc TPO,.. Lựa chọn thi công màng chống thấm như nào sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, cấu trúc của công trình, chi phí,..
Tại sao màng chống thấm là vật liệu chống thấm phổ biến được ứng dụng ở nhiều công trình khác nhau? So với các loại vật liệu chống thấm khác, màng chống thấm có khả năng bám tốt trên bề mặt bê tông hay gạch, tạo ra một rào cản chắc chắn ngăn không cho nước xâm nhập, kể cả với những áp lực nước lớn và tác động từ nhiều phía khác nhau, đảm bảo bề mặt bảo vệ luôn được khô thoáng. Màng chống thấm có thể là sự lựa chọn lý tưởng cho các dự án bảo trì, sửa chữa chống thấm ở những công trình như mái, sàn mái, sân thượng, ban công, tường, phòng tắm, sàn nhà hoặc bể nước,..
Ưu điểm khi thi công màng chống thấm
- Độ ổn định cơ học: Là khả năng kéo dài, chống rách và chống mài mòn dưới các tác động vật lý
- Độ ổn định hóa học: Màng chống thấm phải ổn định dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau như tia UV, sự ăn mòn hóa học.
- Đa năng, thích hợp với nhiều công trình, cấu trúc khác nhau và tương tích với nhiều loại vật liệu xây dựng.
- Dễ dàng thi công mà không cần pha trộn theo tỷ lệ nào.
- Màng chống thấm có khả năng bao phủ rộng, độ bền cao trong nhiều điều kiện khác nhau và không bị phân hủy hay giải phóng các chất gây hại cho môi trường.
Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá chất lượng của vật liệu và dự án thi công màng chống thấm có đạt hay không.
Ứng dụng của màng chống thấm
- Chống thấm phòng tắm, nhà vệ sinh hay những khu vực ẩm ướt thường xuyên trong nhà. Màng chống thấm sẽ là giải pháp tối ưu đối với các vật liệu như gỗ và không gian chật hẹp khiến khả năng thoát hơi nước bị hạn chế. Điều này có thể giúp bảo vệ
- Chống thấm bể nước, bể bơi hay các khu vực chứa nước bằng màng chống thấm mang đến hiệu quả cao hơn so với những vật liệu khác. Nước tạo ra áp suất thủy tĩnh không gây ảnh hưởng nhiều đến màng chống thấm, ngược lại màng chống thấm cũng duy trì độ kín không cho nước rò rỉ ra bên ngoài.
- Chống thấm mái, sàn mái, sân thượng, tường ngoài trời hay những khu vực thường xuyên tiếp xúc với thời tiết ngoài trời bằng màng chống thấm cũng là sự lựa chọn lý tưởng. Ngoài khả năng chống nước xâm nhập thì màng chống thấm còn có thể ngăn cản tia cực tiếp, duy trì tính ổn định trước sự thay đổi nhiệt độ, áp lực không khí,..
Phân loại màng chống thấm
- Màng chống thấm dạng tấm: là vật liệu có dạng màng hoặc tấm, thi công chống thấm bằng cách trải ra trên bề mặt cần chống thấm. Màng chống thấm dạng tấm được phân loại thành màng bitum, màng chống thấm tự dính, màng chống thấm khò nóng, màng polupropylene, màng PVC và TPO. Màng chống thấm dạng tấm tạo ra lớp chống thấm cơ học, bám chắc trên bề mặt để ngăn nước xâm nhập vào bên dưới. Quá trình thi công màng chống thấm dạng tấm có thể sử dụng nhiệt khò nóng để liên kết các tấm lại với nhau và thường được ứng dụng ở những khu vực ngoài trời, tầng hầm,..
- Màng chống thấm dạng lỏng: là dạng vật liệu nhũ tương lỏng mà thợ phải dùng thiết bị như máy phun hoặc dụng cụ quét để dàn trải màng chống thấm lên trên bề mặt. Màng chống thấm dạng lỏng gồm những loại như màng Polyuethane, màng EPDM, màng bitum. So với màng chống thấm dạng tấm, màng chống thấm dạng lỏng sẽ linh hoạt hơn với những bề mặt như tường, tầng hầm hay những vị trí khuất, nhỏ khó tiếp cận hay chống thấm trong nhà.
Thi công màng chống thấm
Những sai lầm cần tránh trong thi công màng chống thấm
- Chuẩn bị bề mặt không đủ có thể khiến màng chống thấm không bám chắc vào bề mặt, từ đó làm giảm khả năng chống thấm
- Không sử dụng hoặc sử dụng sơn lót không đúng cách cũng làm màng chống thấm liên kết kém trên bề mặt vật liệu.
- Thi công màng không đúng cách: Hầu hết các lỗ hỏng và vấn đề do thấm nước gây ra dù đã được chống thấm là do tay nghề kém hoặc thi công không đúng kỹ thuật. Vì vậy bạn cần lựa chọn các đơn vị hay dịch vụ chống thấm uy tín, thợ có kinh nghiệm và tay nghề
- Bảo dưỡng, bảo trì không đầy đủ: Sau khi hoàn thành thi công cống thấm, màng chống thấm cần có thời gian để khô và ổn định. Bỏ qua bước bảo dưỡng có thể làm giảm tuổi thọ của lớp chống thấm
- Bỏ qua các mối nối, cạnh của màng chống thấm có thể khiến bề mặt chống thấm không đồng nhất, tạo ra các vết hở, phồng, điều này có thể dẫn đến thấm nước, hư hỏng không đáng có.
Quy trình thi công màng chống thấm
Thợ kỹ thuật có thể đặt màng chống thấm bên ngoài hoặc bên trong cấu trúc của tòa nhà. Nếu khu vực của bạn chịu ảnh hưởng của độ ẩm lớn từ thời tiết, màng chống thấm có thể giải quyết vấn đề của bằng cách chặn độ ẩm xâm nhập và gây ra những thay đổi tiêu cực đối với các vật liệu như bê tông hay thép. Màng chống thấm cũng chống lại sự ăn mòn từ hóa chất hay bào mòn vật lý nên tuổi thọ trung bình của lớp chống thấm bằng màng khá cao.
Ở mặt trong của công trình, màng chống thấm có khả năng chống lại áp suất thủy tĩnh, giảm thiểu tác động của nước lên bề mặt, từ đó ngăn chặn nước tác động trực tiếp lên bề mặt vật liệu, làm nứt gãy và rò rỉ.
Quá trình thi công màng chống thấm bao gồm các bước như:
1. Chuẩn bị bề mặt: bao gồm làm sạch và làm khô và khắc phục các lỗi sai trong xây dựng trên bề mặt như những vết lồi lõm, các vết nứt, lỗ hỏng,… Chuẩn bị bề mặt càng kỹ và đúng cách thì chống thấm càng hiệu quả và ổn định. Bề mặt đạt yêu cầu là bề mặt sạch sẽ, các lỗi sai được xử lý triệt để, bề mặt bằng phẳng và khô ráo
2. Sơn lót đầy đủ: Lớp sơn lót giúp màng chống thấm liên kết tốt hơn với bề mặt, gia tăng độ chắc chắn của màng chống thấm. Nên lựa chọn các loại sơn lót tương thích với loại chống thấm cần sử dụng.
3. Áp dụng màng chống thấm: Tùy thuộc vào loại màng chống thấm mà thợ chống thấm sẽ thi công theo các phương pháp khác nhau. Màng chống thấm dạng tấm có thể được thi công bằng phương pháp khò nóng hoặc dính các tấm chống thấm lại với nhau. Trong khi đó, màng chống thấm lạng lỏng sẽ được phun lên bằng các dụng cụ chuyên dụng. Thi công màng chống thấm đòi hỏi thợ phải có kinh nghiệm xử lý và tay nghề khéo léo để điều chỉnh lớp màng chống thấm đúng vị trí, đạt độ dày thích hợp và xác định đúng thời gian màng khô, ổn định.
4. Kiểm tra toàn bộ lớp chống thấm đã đạt đúng yêu cầu kỹ thuật hay chưa và test khả năng chống thấm nước của vật liệu. Gia cố lại các điểm yếu, xử lý các khoảng hở, mối nối, các góc khuất nếu có.
5. Hoàn thiện màng chống thấm bằng lớp phủ bảo vệ cuối cùng, công đoạn này thường được áp dụng với các dự án ngoài trời để giảm thiểu tác động của tia UV. Cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao
Dịch vụ thi công màng chống thấm chuyên nghiệp
Là một trong những đơn vị thi công màng chống thấm uy tín và chuyên nghiệp tại HCM, F24 Vietnam được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa và hợp tác. Chúng tôi đã có mặt ở nhiều công trình dân dụng và công trình xây dựng quy mô lớn. Hoạt động từ năm 2018, F24 Vietnam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nói chung và chống thấm nói riêng.
Công ty uy tín chuyên nghiệp với đội thợ lành nghề tay nghề cao và đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình năng động giúp quy trình làm việc với khách hàng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ.
Quy trình rõ ràng, giá cả minh bạch là cách mà F24 Vietnam lấy lòng những khách hàng khó tính, giúp khách hàng an tâm hơn khi làm việc với chúng tôi.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ chống thấm hoặc các dịch vụ F24 khác
CÔNG TY CỔ PHẦN F24 VIỆT NAM
- Văn phòng chính: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, T.P Thủ Đức, T.P HCM.
- Điện thoại: 028 2248 2424
- Zalo: 0968 064 224 – 0967 964 224
- Facebook: F24 Viet Nam
- Hotline: 1900 8674
- Website: F24 Vietnam liên hệ
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24