Bạn muốn cửa cuốn nhà mình hoạt động êm ái và bền bỉ theo thời gian. Để đạt được điều đó, việc bảo dưỡng định kỳ là điều cần thiết giúp duy trì tuổi thọ và hiệu suất vận hành của cửa. Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện quy trình bảo dưỡng cửa cuốn tại nhà mà không cần gọi thợ.
Khi nào nên bảo dưỡng cửa cuốn?
Theo kinh nghiệm từ nhân viên kỹ thuật F24, tốt nhất bạn nên bảo dưỡng cửa cuốn định kỳ 12 tháng/lần. Đối với những khu vực lắp đặt thường xuyên tiếp xúc với nhiều mưa bụi, nắng gió nên kiểm tra với tần suất nhiều hơn, khoảng 6 tháng/lần. Càng về những năm sau, việc bảo dưỡng phải được thực hiện nhiều lần. Có những bộ phận, linh kiện chi tiết sau 3 – 4 năm cần được thay thế để đảm bảo sự vận hành ổn định của cửa.
Trong một số trường hợp, bạn cần gọi cho đơn vị cửa cuốn và đặt lịch bảo dưỡng khi nhận thấy cửa cuốn có những dấu hiệu sau:
- Cửa di chuyển không được mượt mà và phát ra tiếng kêu lạ. Đây là dấu hiệu cảnh báo cửa đang bị ăn mòn, các nan cửa bị kéo căng dẫn đến dẫn đến tình trạng di chuyển chậm và phát ra âm thanh ồn.
- Cửa cuốn đang chạy thì bị dừng đột ngột, đây là trường hợp vòng xích chuyển động bị căng trùng, cần phải kiểm tra lại hoạt động của motor cửa cuốn.
- Bạn muốn kiểm tra các phụ kiện, linh kiện bên trong cửa khi nghi ngờ các đinh vít, bu lông, đai cửa có vấn đề. Bạn có thể liên hệ với đơn vị dịch vụ để được kiểm tra chính xác hơn.
Quy trình bảo dưỡng cửa cuốn chi tiết
Bước 1: Tăng lò xo, tra dầu mỡ vào bộ phận truyền động của cửa
Bộ phận truyền động của cửa cuốn là bộ tời, trong đó có motor. Vì vậy, việc tra dầu mỡ chuyên dụng vào bộ phận này sẽ giúp cửa hoạt động êm ái và ít hỏng hóc.
Tăng lò xo đối với dòng cửa cuốn tấm liền sẽ giúp đảm bảo cân bằng lực giữa lò xo và trọng lượng cửa . Từ đó cửa cuốn đóng mở nhẹ nhàng hơn và đảo chiều ổn định hơn.
Ngoài ra, đối với dòng cửa cuốn kéo tay, việc tăng lò xo cũng đảm bảo 2 bộ phận truyền lực chính là trục quay và lò xo trợ lực luôn ở trạng thái tốt nhất. Căng lò xo không quá thẳng không quá co giúp việc kéo cửa diễn ra nhẹ nhàng và ít nặng nề hơn.
Bước 2: Kiểm tra, gia cố ray, bulong, căn chỉnh nan cửa bị xô lệch
Nan cửa có thể bị xô lệch hoặc méo mó nếu không được kiểm tra và căn chỉnh kịp thời. Đây là một trong những lỗi rất thường xuyên xảy ra khi cửa đã được sử dụng trong một thời gian dài. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn như: lỏng ray, nan cửa xô lệch hoặc thậm chí là phồng lên, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của cửa.
Vì vậy, trong quy trình bảo dưỡng cửa cuốn, việc kiểm tra, gia cố ray, bulong và căn chỉnh nan cửa bị xô lệch là điều cần thiết, ngăn ngừa các hư hỏng tiềm ẩn. Lúc này, bạn nên làm sạch nan cửa bằng khăn mềm với hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, bề mặt cửa được sạch và láng bóng hơn.
Bước 3: Kiểm tra, bảo dưỡng các tính năng bảo vệ cửa cuốn
Các tính năng bảo vệ cửa cuốn như bộ đảo chiều, còi báo động, sensor bảo vệ, rơ le chống xổ lô về lâu ngày sẽ bị mài mòn, mất đi độ nhạy bén hoặc nghiêm trọng hơn là không còn hiệu lực vận hành. Nếu không được kiểm tra thường xuyên hay phát hiện kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn sẽ gây ra các sự cố không mong muốn cho gia đình bạn. Do đó, việc bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ sẽ giảm thiểu được tối đa các nguy hiểm xung quanh cửa cuốn.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, khi các bộ phận trên đã có 1 cái bị hư hỏng, tuyệt đối không nên điều khiển hay tự ý đóng mở cửa. Vì có thể khiến cửa cuốn trầm trọng hơn và gây ra nhiều lỗi kỹ thuật khác. Bạn hãy gọi cho đơn vị sửa chữa cửa cuốn uy tín để được khắc phục nhanh chóng, không làm gián đoạn đến sinh hoạt của bạn.
Bước 4: Kiểm tra các thiết bị điều khiển
Các thiết bị điều khiển gồm có: hộp điều khiển, tay điều khiển, giắc kết nối và nút bấm âm tường. Kiểm tra các thiết bị này để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động tốt. Nếu có phát hiện hư hỏng có thể sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.
Bước 5: Kiểm tra và nạp xả bộ lưu điện
Nỗi lo lắng của nhiều gia đình sử dụng loại cửa cuốn tự động đó là sự cố mất điện bất ngờ. Khi mất điện cửa cuốn sẽ không hoạt động. Đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp như cháy, có trộm cắp ban đêm. Tuy nhiên, bộ lưu điện sẽ giải quyết vấn đề này. Bằng việc tích trữ điện năng, cửa cuốn vẫn có thể sử dụng ngay cả khi mất điện. Vậy nên việc nạp xả bộ lưu điện là điều cần thiết bởi nó sẽ giúp cửa hoạt động bền hơn.
Tổng kết
Trên đây là quy trình bảo dưỡng cửa cuốn chi tiết mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Chỉ với 5 bước đơn giản có thể tránh được những sự cố hư hỏng ở cửa cuốn. Tuy nhiên, để đảm bảo cửa cuốn hoạt động tối ưu nhất, bạn nên cân nhắc sử dụng dịch bảo dưỡng chuyên nghiệp tại F24. Nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra chi tiết từng bộ phận, từ hệ thống motor, lò xo cho đến ray trượt, điều khiển từ xa, giúp phát hiện những lỗi tiềm ẩn mà bạn có thể bỏ qua.
Hãy để F24 kéo dài tuổi thọ cửa cuốn và bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho gia đình bạn trong suốt quá trình sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đăng ký dịch vụ, bạn có liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 8674 hoặc điền thông tin vào mẫu form có dưới đây.
Gửi yêu cầu tư vấn
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24