Một trong những thách thức của chống thấm bể nước ăn là làm sao vừa ngăn chặn rò rỉ nước tốt vừa phải đảm bảo chất lượng nguồn nước không bị ảnh hưởng. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp thi công và vật liệu chống thấm phải rất cẩn thận để đáp ứng được những yếu tố trên. Với kinh nghiệm nhiều năm thi công chống thấm – xây dựng, F24 Vietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm bể nước ăn trong bài viết sau.
Tầm quan trọng của chống thấm bể chứa nước ăn
Tất cả các loại bể nước nói chung bao gồm bể chứa nước sinh hoạt, bể nước ngầm, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải hoặc bể nước ăn uống đều là những cấu trúc phổ biến và thiết yếu trong nhiều công trình và cơ sử hạ tầng khác nhau với vai trò lưu trữ nước cho các sinh hoạt hằng ngày.
Bể nước ăn có thể được xây dựng trong lòng đất hoặc trên cao, tuổi thọ và độ chắc chắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khả năng chống thấm. Trước những tác động từ nhiều phía, bể nước có thể bị xuống cấp, rạn nứt, lớp chống thấm nước cũng có thể bị ảnh hưởng, làm xảy ra tình trạng rò rỉ gây ra thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau.
Hiểu được cấu trúc địa hình và môi trường để sử dụng các phương pháp thi công, chống thấm đúng cũng như nắm rõ các nguyên nhân gây ra hư hỏng để tính toán hướng xử lý và sửa chữa kịp thời giúp hạn chế tối đa được những thiệt hại.Thông thường, nếu bể nước ăn được xây dựng dưới lòng đất thì bề mặt sẽ phải chịu áp lực đồng thời từ bên trong lẫn bên ngoài.
- Nước gây ra áp suất thủy tĩnh bên trong và các chất khử trùng, clo, khoáng chất có sẵn trong nước có thể ăn mòn vật liệu
- Tác động từ bên ngoài bao gồm áp suất, sự bào mòn vật liệu của khoáng chất, rêu, nấm, vi sinh vật trong lòng đất, các rung động địa chấn (sụt lún), sự oxy hóa và các tác động khác dẫn đến chênh lệch trong ngoài. Nếu bể nước được xây dựng lộ thiên thì cũng sẽ chịu ảnh hưởng của tia UV, nhiệt độ, độ ẩm, nắng mưa,.. tất cả đều khiến bề mặt bể xuống cấp dần theo thời gian.
- Bản thân vật liệu xây dựng cũng mang những tính chất như độ bền, độ cứng, độ đàn hồi, độ linh hoạt,.. sẽ bị xuống cấp theo thời gian.
Hậu quả của việc bể nước bị rò rỉ nước
- Lãng phí nguồn nước sạch, dẫn đến tổn thất tài chính không đáng có.
- Gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nước cũng là nguyên nhân gây ra hầu hết các thiệt hại về cấu trúc, kết cấu không gian.
- Nước bên trong có thể bị ô nhiễm khi các chất bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong thông qua các lỗ hỏng.
Chính vì thế việc chống thấm bể nước cần được quan tâm và tiến hành thi công thật cẩn thận.
Các bước chuẩn bị trên bề mặt chống thấm
- Đục bỏ bê tông, tạp chất dư thừa bám trên thân bê tông, mặt sàn, tường
- Vệ sinh bằng bàn chải thép, máy mài để làm cho tường, bê tông sạch sẽ, bằng giúp cho bê tông đặc chắc
- Tất cả các cây sắt, lỗ ty sắt trên tường đục sâu vào lớp bê tông. Dùng máy mài cắt bỏ, trám trét bằng Sikadur 731 hoặc SikaGrout 214-11 để bịt lại
- Bo các góc cạnh chân tường, chân cột cao lên từ 15-20cm bừa vữa, phụ gia chống thấm nếu cần. Vệ sinh toàn bộ diện tích bề mặt chống thấm sạch sẽ bão hòa toàn bộ diện tích nhưng không được để đọng nước lên
Tiêu chuẩn kỹ thuật của lớp chống thấm bể nước ăn phải đảm bảo
- Độ bền của vật liệu và khả năng kháng nước
- Tương thích với bề mặt
- Tuổi thọ
- Khả năng bảo trì bảo dưỡng
- Độ an toàn, không chứa các chất gây ô nhiễm nguồn nước.
- Độ đàn hồi, thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường bể nước
Chống thấm bể nước ăn toàn diện và hiệu quả bao gồm thi công bể nước, thi công chống thấm bên ngoài, thi công chống thấm bên trong và quá trình bảo trì bể nước ăn. Kể cả dối với các công trình nhỏ, dân dụng hay các công trình bể chứa nước lớn, càng thi công cẩn thận và khéo léo thì độ bền và tuổi thọ của bể nước càng cao.
Các vật liệu và các phương pháp chống thấm bể nước ăn
Chống thấm bể nước ăn bằng Sika
Sikatop Seal 107: quét từ 2 đến 3 lớp
- Đây là loại vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi được chế tạo sẵn, 2 thành phần. Dễ thi công, dễ trộn dùng để chống thấm ban công, bể nước ăn, nước thải, bồn hoa , tường,… Sản phẩm không gây độc hại, không ăn mòn, khi hoàn thiện xong sản phẩm có màu xám bê tông
- Cách trộn: Tỉ lệ trộn 1:4 theo khối lương (1 lít dạng dung dịch :4kg dạng bột) với định mức là 1.5kg/lớp/m2
- Thi công: Dùng con lăn hoặc chổi sơn quét lên bề mặt bê tông (bề mặt sạch, không dính dầu mỡ, đã được bão hòa trước khi thi công lớp thứ nhất). Quét lớp thứ nhất khi bê tông vẫn đang còn ẩm do được bão hòa. (chú ý không để nước đọng lên bê tông) Sau 4-8 tiếng thi công lớp hai.
Sika latex TH /Sika latex
Sika latex là một loại nhũ tương gốc Styrene Butadien cải tiến được trộn lẫn với xi măng, vữa xi măng cát để tăng tính kết dính và tăng tăng khả năng chống thấm, có độ kết dính tuyệt hảo, giảm tính co ngót, tăng tính đàn hồi, kháng hóa chất, không độc hại, thích hợp chống thấm bể nước ăn…
Thi công:
-
- Lớp lót: Dùng 1 lít Sika latex/ Sika latex TH trộn với 1 lít nước và 4kg xi măng để tạo thành lớp hồ dầu kết nối. Quét toàn bộ diện tích thi công bằng hồ dầu kết nối.
- Trộn vật liệu để làm vữa trát chống thấm với tỉ lệ:
- + Xi măng: cát =1:3 (A)
- Sika latex nước= 1:3 (B)
- Dùng thành phần A trộn đều vào thành phần B, trộn đến khi đạt được độ dẻo, sệt vừa ý. Tiến hành trát lớp vữa chống thấm đã trộn ngay sau khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt, vệ sinh bề mặt tường, nền bê tông trong và ngoài bể thật sạch trước khi bàn giao. Nếu thời tiết nóng và nhiều gió cần tiến hành bảo dưỡng để tránh vữa khô quá sớm.
- Trong trường hợp cho các kết cấu ngầm luôn luôn ướt như hồ bơi, bể nước ăn thì ta nên để lớp vữa chống thấm Sika latex khô 1 tuần trước khi xả nước đưa vào sử dụng
Masterseal 540 : quét 2 lớp
- Lớp quét chống thấm 2 thành phần, gồm polyme lỏng A và bột trộn sẵn B. Hai thành phần này khi trộn vào tạo thành hỗn hợp lỏng mịn với độ bám dính cao vào hầu hết mọi bề mặt. Sản phẩm được làm từ loại nhựa tổng hợp đặc chủng và xi-măng.
- Cách trộn: Sử dụng máy khoan tốc độ chậm 600 vòng/phút gắn với lưỡi trộn vừa. Cho thành phần dạng dung dịch vào thùng sạch, cho máy trộn chạy. Cho từ từ thành phần bột vào dung dịch trộn khoảng 3 phút, sau đó cho tiếp phần còn lại của thành phần dung dịch vào nếu thi công trên bề mặt ngang và chỉ thi công 1 phần nếu thi công trên bề mặt thằng.
Thi công: Thi công bằng cọ hay phun lên bề mặt để tạo màng. Độ dày màng 1-2mm cho bề mặt thẳng đứng, 1-3mm cho bề mặt ngang ( thi công 2 lớp. lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất và thi công lớp thứ hai ngay sau khi lớp thí nhất đã khô
- Định mức: 1-1.5 kg/ lớp/m2
- Mức tiêu thụ vật liệu cần thiết khoảng 2kg/m2 tương ứng với 1mm
- Chú ý: không trộn riêng lẻ, trộn nguyên bộ
Lớp phủ chống thấm bể nước ăn gốc xi măng
Chống thấm bể nước ăn bằng xi măng loãng là phương pháp được xử dụng để chống thấm cho cả bên trong và bên ngoài. Bao gồm hỗn hợp xi măng, phụ gia và chất chống thấm để tạo thành lớp rào cản liền mạch, ngăn cản nước sự xâm nhập của nước.
Vật liệu chống thấm gốc xi măng phù hợp với các bề mặt bê tông, hiệu quả chống thấm được đánh giá cao nhờ khả năng bám dính và độ linh hoạt tốt, bền bỉ với thời gian
Lớp phủ epoxy
Giải pháp chống thấm bể nước ăn bằng epoxy khá phổ biến khi thi công bể nước, hồ bơi vì có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất cực tốt. Lớp phu Epoxy tạo ra lớp bảo vệ cứng có tác dụng bịt kín hiệu quả bề mặt bể chứa nước. Bám dính tốt trên các bề mặt vật liệu khác nhau. Ổn dịnh trước lưu lượng nước lớn cũng như áp suất cơ học, bởi vậy vật liệu này khá lý tưởng khi xây dựng bể nước ngầm hay các bể nước trên cao.
Xem thêm: Chống thấm bể nước bằng hồ dầu
CÔNG TY CỔ PHẦN F24 VIỆT NAM
Địa chỉ: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, T.P Thủ Đức, T.P HCM
Điện thoại: 028 2248 2424
Zalo: 0968 064 224 – 0967 964 224
Hotline: 1900 8674
Website: F24 Vietnam liên hệ
Fanpage: F24 Vietnam Cải tạo
Youtube: https://www.youtube.com/@F24ketnoi
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24