Sơn chống thấm gốc dầu là loại sơn đặc biệt được sử dụng để ngăn nước thấm vào các bề mặt tường, trần hoặc mái nhà. Đặc biệt hơn, sản phẩm này có thành phần chính là dầu giúp tạo ra một lớp màng chống thấm và khả năng chịu đựng thời tiết hiệu quả.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu nhất, hãy liên hệ ngay đến F24 Vietnam để đội thợ của chúng tôi pha sơn chống thấm gốc dầu đúng cách và thực hiện sơn tường, sàn mái giúp quý khách hàng nhé!
Cách pha sơn chống thấm gốc dầu
Để biết cách pha sơn chống thấm gốc dầu bạn có thể tham khảo thông tin sau đây:
Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu pha sơn chống thấm gốc dầu, thợ sẽ chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu sau:
- Sơn chống thấm gốc dầu: Mua loại sơn chống thấm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Dung môi pha sơn: Thường là dầu hỏa, xăng hoặc dung môi chuyên dụng tùy thuộc vào yêu cầu của của từng loại sơn.
- Cây khuấy sơn hoặc máy khuấy sơn: Dùng để khuấy đều hỗn hợp sơn và dung môi.
- Thùng pha sơn: Nên sử dụng thùng sạch để đảm bảo sơn không bị lẫn các hỗn hợp tạp chất.
- Găng tay và khẩu trang: Để bảo vệ tay và đường hô hấp khỏi sự tác động của hóa chất.
- Cọ sơn, rulo hoặc súng phun sơn: Dụng cụ thi công sau khi thực hiện pha sơn.

Cách pha sơn
Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Trước khi pha thợ sẽ kiểm tra hướng dẫn trên bao bì của sơn để biết chính xác tỷ lệ pha với dung môi. Mỗi loại sơn chống thấm gốc dầu sẽ yêu cầu tỷ lệ pha khác nhau.
Bước 2: Pha sơn với dung môi
- Đổ một lượng sơn chống thấm vào thùng pha sơn.
- Thêm từ từ dung môi (khoảng 10-20% so với lượng sơn) để tạo ra hỗn hợp loãng hơn giúp quá trình thi công dễ dàng hơn. Nên ưu tiên sử dụng dung môi đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Bước 3: Khuấy đều
Sử dụng cây khuấy sơn hoặc máy khuấy sơn để khuấy đều hỗn hợp. Khuấy liên tục trong khoảng từ 5-10 phút cho đến khi sơn và dung môi hòa quyện hoàn toàn tránh hiện tượng vón cục.
Bước 4: Kiểm tra độ loãng
Nếu sơn vẫn còn quá đặc sau khi pha thì bạn có thể thêm dung môi từ từ cho đến khi đạt được độ loãng mong muốn. Tuy nhiên, chú ý không nên pha quá loãng để đảm bảo khả năng chống thấm của sơn.
Bước 5: Nghỉ một lúc trước khi thi công
Sau khi pha nên để hỗn hợp nghỉ khoảng 5-10 phút để đảm bảo sơn ổn định rồi mới tiến hành sơn lên các không gian.
Ưu điểm và nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu
Sơn chống thấm gốc dầu cũng tương tự giống với các loại sơn khác là có ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:
Ưu điểm nổi bật
- Khả năng chống thấm cao: Sơn chống thấm gốc dầu có thể tạo ra một lớp màng chắn kín giúp ngăn nước và độ ẩm thấm vào bề mặt rất hiệu quả. Điều này giúp bảo vệ công trình khỏi hiện tượng thấm nước kéo dài.
- Độ bền cao: Loại sơn này có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, gió và tia UV nên giúp kéo dài tuổi thọ của công trình lên đến hàng chục năm,
- Bám dính tốt: Sơn gốc dầu có độ bám dính cao trên nhiều loại bề mặt như bê tông, gạch, kim loại hoặc gỗ nên dễ dàng áp dụng cho các hạng mục công trình khác nhau.
- Chịu được hóa chất: Lớp sơn chống thấm gốc dầu có khả năng kháng được nhiều loại hóa chất nhẹ giúp bảo vệ bề mặt không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động.
- Dễ thi công: Sơn có thể được thực hiện thi công bằng nhiều phương pháp như lăn, quét hoặc phun. Vì vậy mà ai cũng có thể thực hiện được nên không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp.

Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật được nêu trên, sơn chống thấm gốc dầu còn có một số nhược điểm như:
- Sơn chống thấm gốc dầu do có thành phần dầu nên có thời gian khô lâu hơn so với các loại sơn gốc nước. Điều này có thể làm chậm tiến độ thi công trên các công trình.
- Khi thi công loại sơn này thường có mùi dầu nặng và khó chịu. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không thực hiện thi công ở nơi thông thoáng hoặc không sử dụng các biện pháp bảo hộ như khẩu trang.
- Sơn gốc dầu thường chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
- Các dụng cụ thi công như cọ, rulo sau khi sử dụng với sơn chống thấm gốc dầu thường khó làm sạch và phải dùng dung môi chuyên dụng. Điều này gây mất thời gian và quá nhiều chi phí.
- Lớp màng sơn chống thấm gốc dầu sau khi khô có thể sẽ bám bụi nhiều hơn. Chính vì vậy mà rất dễ gây tình trạng bẩn và cần phải thực hiện vệ sinh thường xuyên.
- So với các loại sơn gốc nước loại sơn chống thấm gốc dầu thường có giá thành cao hơn rất nhiều lần.
Quy trình kỹ thuật thi công sơn chống thấm gốc dầu của F24 Vietnam
Dưới đây là quy trình chi tiết về quy trình thi công chống thấm bằng sơn gốc dầu của F24 Vietnam bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc, tạp chất và lớp sơn cũ (nếu có) trên bề mặt cần thi công. Có thể sử dụng bàn chải, máy chà hoặc áp lực nước để làm sạch. Đối với các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt cần thực hiện trám kín bằng vữa xi măng hoặc keo chống thấm chuyên dụng.
Bước 2: Tiến hành pha sơn chống thấm
Pha sơn chống thấm gốc dầu với dung môi theo đúng tỷ lệ được khuyến cáo bởi nhà sản xuất (thường là 10-20% dung môi so với lượng sơn). Thực hiện khuấy đều hỗn hợp sơn để đảm bảo đồng nhất.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
Trước khi sơn lớp chống thấm chính lên công trình thì nên thi công một lớp sơn lót mỏng để tăng cường độ bám dính giữa bề mặt và lớp sơn chống thấm. Dùng rulo hoặc cọ sơn để quét đều lớp lót trên toàn bộ bề mặt. Sau đó chờ khoảng 2-4 giờ để lớp sơn lót khổ rồi mới tiến hành thi công lớp sơn chống thấm.

Bước 4: Thi công lớp sơn chống thấm
Sử dụng rulo, cọ sơn hoặc máy phun để thi công lớp sơn chống thấm gốc dầu đầu tiên. Tiến hành quét đều tay để tạo lớp màng bảo vệ kín, không để lại vệt sơn. Sau khi hoàn thành lớp sơn đầu tiên hãy để khô tự nhiên trong khoảng 6-8 giờ.
Bước 5: Thi công lớp sơn chống thấm thứ hai
Sau khi lớp sơn đầu tiên khô, tiếp tục thi công lớp sơn chống thấm dầu thứ hai. Lớp này giúp tăng độ dày và khả năng chống thấm cho bề mặt hiệu quả. Chú ý để lớp sơn thứ hai khô trong vòng 24-48 giờ để đảm bảo quá trình khô hoàn toàn trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu
Sau khi sơn khô, kiểm tra bề mặt để đảm bảo lớp sơn phủ đều và không có vết hở hay chỗ nào không được sơn kỹ.
Đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm uy tín
F24 Vietnam là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chống thấm tại Việt Nam. Công ty nổi bật với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và chất lượng, cùng với đó là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, F24 Vietnam có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm với hàng trăm dự án lớn nhỏ đã được thực hiện thành công trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, F24 còn cung cấp các dịch vụ chống thấm cho tường nhà, sân thượng, tầng hầm, nhà vệ sinh và bể nước. Hơn hết sử dụng các công nghệ hiện đại và vật liệu chống thấm chất lượng cao như sơn chống thấm gốc dầu, gốc nước và các màng chống thấm tiên tiến.

F24 Vietnam thực hiện tư vấn kỹ lưỡng, đánh giá hiện trạng công trình đúng thực tế và đưa ra các giải pháp chống thấm tối ưu theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Cam kết bảo hành chất lượng dịch vụ trong thời gian dài giúp khách hàng yên tâm về độ bền và hiệu quả của công trình sau khi thi công chống thấm.
Bài viết trên, F24 Vietnam đã cho bạn biết một số thông tin về các pha sơn chống thấm gốc dầu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình thi công. Nếu sau khi tham khảo mà có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với F24 qua hotline 19008674 hoặc ZALO 0967964224 nhé!
Đánh giá & nhận xét
0 đánh giá
- 50 đánh giá
- 40 đánh giá
- 30 đánh giá
- 20 đánh giá
- 10 đánh giá
Bạn đánh giá sao về dịch vụ này?
Hỏi & Đáp
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24