Giải pháp chống thấm tường nhà triệt để, bảo vệ toàn diện ngôi nhà

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam khiến cho các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở rất dễ bị tác động bởi nắng mưa. Trong đó, tường nhà bị thấm là một vấn đề nan giải mà nhiều gia đình phải đối mặt. Bởi điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Để bảo vệ tổ ấm của mình, việc tìm kiếm giải pháp chống thấm hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết sau đây, F24 sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp chống thấm tối ưu, giúp bảo vệ ngôi nhà toàn diện. 

Các nguyên nhân khiến tường nhà dễ bị thấm nước

Do xây dựng chưa đúng kỹ thuật

Các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây dựng như: xây tường với mạch gạch lớn, bị hở chân gạch, kết cấu quá tải gây co ngót, giật nứt tường,…. đều sẽ dẫn đến tình trạng bị thấm nước ở tường nhà

Ngoài ra, việc không xử lý tốt hệ thống cấp thoát nước âm tường, đường ống thoát nước máy lạnh, ống thoát nước thải hay nhiều nhà thầu bỏ qua công đoạn chống thấm khi thi công. Điều này dẫn tới tường nhà bị thấm dột, xuống cấp một thời gian do chịụ tác động trực tiếp của nước mưa. 

nguyên nhân tường nhà bị thấm nước
Tường nhà bị nứt, thấm nứt do xây dựng chưa đúng kỹ thuật

Do vật liệu xây dựng chưa đảm bảo

Tường nhà thường được xây dựng từ gạch vữa hoặc xi măng. Các loại vật liệu này có tính chất cứng rằng nhưng khả năng chống thấm nước kém khi tồn tại độc lập. Sau khi trải qua quá trình sử dụng lâu dài, ở những nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều thường xảy ra hiện tượng thấm ẩm, mọc rong rêu hoặc nấm mốc.

Bên cạnh đó, một số nhà thầu trực tiếp cắt xén vật liệu chống thấm hoặc thay thế bằng vật liệu kém chất lượng với giá thành rẻ hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến quá trình thi công chống thấm tường nhà không hiệu quả, dễ bị bong tróc lớp sơn, gây loang lổ và thấm dột

Do thời tiết

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sẽ có mưa nhiều. Khi thời tiết có mưa gió kéo dài, độ ẩm cao, bề mặt vật liệu thường xuyên tiếp xúc với nước khiến nước dễ dàng thâm nhập vào các khe hơn, thẩm thấu vào các mao mạch bên trong và gây hiện tượng thấm dột.

Mặt khác, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng – lạnh cũng gây ra hiện tượng co giãn, khiến tường nhà của bạn dễ bị nứt và nước thấm vào.

tường nhà bị thấm do thời tiết
Tường nhà bị thấm nước, mọc rong rêu do ảnh hưởng của thời tiết

Ngôi nhà đã sử dụng lâu năm và xuống cấp

Mọi vật liệu xây dựng đều có tuổi thọ nhất định. Sau nhiều năm sử dụng, ngôi nhà bị xuống cấp, xuất hiện các vết nứt, bong tróc và hơi ẩm thấm vào bên trong là điều không thể tránh khỏi. Chình vì vậy mà mọi công trình xây dựng nào cũng đều cần bảo dưỡng thường xuyên.

Các giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả

Chống thấm cho tường nhà mới xây

Tường nhà mới xây cần được thi công chống thấm kỹ lưỡng. Bề mặt tường sau khi trát hồ vữa xong cần dùng giấy nhám để làm sạch bề mặt. Tại những điểm tiếp giáp liền, bạn nên sử dụng vữa bê tông có gốc chống thấm để đắp cao, tại những vị trí kề tường nên đắp khoảng 22 cm.

Đối với tường nhà mới, bạn nên sử dụng sơn chống thấm thay vì sơn nhà thông thường. Loại này có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ đàn hồi cao, khả năng chống thấm tuyệt đối, dễ thi công và tuổi thọ cao. Bạn có thể sử dụng loại sơn này để chống thấm cả tường trong và ngoài để giúp kết cấu ngôi nhà được vững chắc hơn. 

Chống thấm cho tường nhà mới xây
Chống thấm cho tường nhà mới xây

Theo kinh nghiệm của F24, vữa xây nhà chứa nhiều vôi dễ khiến tường bị ẩm mốc. Theo đó, tỷ lệ vữa với cát vàng thường là 3 : 1 ( 3 phần cát – 1 phần xi măng) sẽ giúp tường rắn chắc và chống nước tốt hơn.

Chống thấm cho tường nhà đã cũ

Đối với tường nhà cũ đã bị thấm dột, bạn có thể áp dụng giải pháp chống thấm như sau:

Dùng chổi sắt để loại bỏ hoàn toàn các lớp sơn bong tróc, các mảng vữa liên kết yếu. Trong trường hợp ngôi nhà đã quá xuống cấp, nên cạo bỏ lớp vữa cũ và thay bằng lớp vữa mới được pha với phụ gia chống thấm. Sau đó vệ sinh tường mới, tạo mặt phẳng tối ưu thi công chống thấm hiệu quả đồng thời tránh tình trạng bị đọng nước.

Phun dung dịch chống thấm lên bề mặt tường đã được vệ sinh trước đó. Việc phun dung dịch cần được thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 tiếng. Sau 24h khi dung dịch thấm vào tường thì tiến hành lăn sơn mới cho tường

Chống thấm cho tường nhà đã cũ
Chống thấm cho tường nhà đã cũ

Chống thấm tường nhà khi bị rạn nứt

Nếu tường nhà mới xây có vết rạn nứt nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng keo chống thấm chuyên dụng để trám. Còn đối với tường nhà cũ có vết rạn nứt lớn, cần vệ sinh tường sạch sẽ. Sau đó đục rộng và sâu khoảng 3 – 4 cm xung quanh vị trí vết nứt. Dùng các vật liệu chuyên dụng để trét kín vết nứt cho tường rồi tiến hành phù màng chống thấm co giãn lên bề mặt tường.

Chống thấm tường nhà khi bị rạn nứt
Dùng keo chống thấm tường nhà bị rạn nứt

Chống thấm tường nhà bị rêu mốc

Tường nhà bị rêu mốc thường do không khí bị ẩm ướt, nước ngưng đọng trên bề mặt tường trong thời gian dài. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn làm cho công trình dễ xuống cấp. Nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Vì vậy, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm khi tường nhà bị rêu mốc như sau:

  • Loại bỏ hoàn toàn các lớp rêu mốc đang bám trên bề mặt tường
  • Xử lý các vết nứt lớn bằng cách đục tường xuống khoảng 2cm theo hình chữ V để chét vật liệu chống thấm vào các khe nứt dễ dàng.
  • Vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ nhằm tạo độ kết dính tối đa cho lớp vật liệu chống thấm
  • Sử dụng sơn chống thấm hay sơn chống rêu mốc, phụ gia chống thấm lăn trên bề mặt tường để tăng cường hiệu quả chống thấm
Chống thấm tường nhà bị rêu mốc
Chống thấm tường nhà bị rêu mốc

Chống thấm tường nhà ở khe tiếp giáp 2 nhà

Những ngôi nhà ở thành phố thường được xây dựng liền kề nhau để tiết kiệm không gian. Cho nên, khi gặp một số tác động từ thời tiết, môi trường sẽ khiến cho 2 bức tường dễ bị thấm nước và rạn nứt. Để chống thấm tường nhà ở khe tiếp giáp giữa hai nhà, bạn có thể áp dụng giải pháp sau:

  • Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 tường nhà, đặt 1 miếng tôn và ghim cố định theo chiều dọc khe tường.
  • Theo đó, nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, nước sẽ không chảy xuống được và ngấm vào giữa 2 khe tường nhà của 2 bên nhà. 
Chống thấm tường nhà ở khe tiếp giáp 2 nhà
Chống thấm tường nhà ở khe tiếp giáp 2 nhà

Chống thấm ngược

Trong trường hợp không thể chống thấm từ khe tiếp giáp giữa 2 nhà lúc mới xây, thì bạn có thể áp dụng giải pháp chống thấm ngược để mang lại hiệu quả tối ưu.

  • Sử dụng chất phụ gia chống thấm làm chất kết nối
  • Sử dụng dung dịch chống thấm ở dạng tinh thể Water Seal DPC, sau đó phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4 – 5 tiếng
  • Chất chống thấm Water Seal DPC cần 2-3 ngày để khô hoàn toàn. Sau đó tiến hành tưới nước để kiểm tra khả năng chống thấm ngược. Nếu nước không thấm vào tường thì đã thi công thành công, trong khi vị trí khác bị thấm nước thì cần phải quét lại.
  • Trát vữa và hoàn thiện bước chống thấm. Sau đó sơn phủ lớp sơn tường nhà như bình thường.
Chống thấm ngược tường nhà
Giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả – Chống thấm ngược trong trường hợp không thể chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Chống thấm chân tường nhà

Chân tường nhà bị thấm nước có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do nước mưa từ bên ngoài thấm vào, ẩm thấp từ nền nhà bốc lên, hệ thống cấp thoát nước bị rò rỉ ở khu vực nhà bếp hoặc nhà vệ sinh. Lúc này, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm cho chân tường nhà như sau: 

  • Làm sạch khu vực chân tường bị thấm nước và ẩm mốc
  • Dùng sơn chống thấm gốc xi măng, trộn với xi măng theo tỷ lệ 10:2
  • Trộn đều hỗn hợp, sau đó lăn hỗn hợp này lên khu vực chân tường bị thấm nước
  • Khi lớp sơn chống thấm khô hẳn, bạn có thể phủ lên một lớp sơn tường với màu sắc tùy thích.
Chống thấm chân tường nhà
Chống thấm chân tường nhà

Các vật liệu chống thấm tường nhà mà F24 khuyến khích nên sử dụng

Việc lựa chọn vật liệu chống thấm là yếu tố quyết định đến hiệu quả và độ bền của công trình. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống thấm với đa dạng công dụng và mức giá khác nhau. Sau đây là 3 vật liệu chống thấm được F24 đánh giá có khả năng chống thấm tốt nhất.

  • Sơn chống thấm ngoài trời:  Thường được ưu tiên sử dụng cho những ngôi nhà mới xây, không chỉ giúp tường chống thấm hiệu quả mà còn làm giảm độ bám dính của rong rêu, nấm mốc. Từ đó bảo vệ độ mỹ quan cho ngôi nhà. Một số hãng sơn chống thấm bạn có thể chọn sử dụng: Dulux, Sika, Jotun, Kova, Polyturethane,…
  • Keo chống thấm tường: Hỗ trợ rất tốt trong việc xử lý các vết rạn nứt trên tường, độ bám dính tốt, tránh tình trạng ẩm mốc xuất hiện
  • Bột chống thấm tường: Đây cũng là một sự lựa hoàn hảo khi chống thấm tường nhà với khả năng bám dính, độ đàn hồi cao. Thành phần của bột chống thấm không chứa các chất độc hại mà còn giúp tăng cường sự liên kết, cải thiện tình trạng nứt nẻ trên tường.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ toàn diện ngôi nhà của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần người hỗ trợ trong việc xử lý chống thấm, hãy liên hệ với F24. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, cam kết xử lý triệt để mọi vấn đề thấm dột, giúp ngôi nhà của bạn luôn bền bỉ theo thời gian. 

Thông tin liên hệ Công ty F24 Vietnam

  • Hotline: 1900 8674
  • Số ĐT: 0967 964 224
  • GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *