Ray cửa cuốn được xem là phần phụ của cửa cuốn nhưng ít ai ngờ rằng bộ phận này một yếu tố quyết định đến sự di chuyển êm ái của cửa. Nếu chọn ray quá nhỏ hoặc quá lớn, sai chất liệu có thể dẫn đến những vấn đề như kẹt cửa, cong vênh,.. Trong bài viết sau, F24 sẽ tư vấn cách chọn ray cửa cuốn phù hợp với từng loại cửa, đảm bảo độ bền cao khi sử dụng.
Tầm quan trọng của việc chọn ray cửa cuốn đúng kích thước
Việc lựa chọn ray cửa cuốn đúng kích thước để lắp đặt là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả vận hành của hệ thống cửa. Nếu không chọn đúng kích thước, cửa cuốn sẽ gặp nhiều vấn đề như: cửa khó đóng mở, gây ra tiếng ồn lớn hay giảm tuổi thọ của mô tơ và các linh kiện khác. Cho nên việc chọn đúng kích thước ray cửa cuốn lại quan trọng bởi những lý do sau:
- Dự trù kinh phí: Với kích thước được đo đạc trước, gia chủ hoàn toàn có thể dụ trừ được mức kinh phí cần chuẩn bị cho việc lắp đặt cửa cuốn.
- Tăng tuổi thọ cửa cuốn: Việc lắp đường ray vừa vặn với nan cửa sẽ giúp giảm ma sát và giảm thiểu hư hỏng các bộ phận khác. Đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng cửa cuốn dài lâu.
- Đảm bảo tính an toàn: Đường ray chắc chắn sẽ giúp cửa cuốn chịu được các lực tác động từ môi trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tính kích thước cửa cuốn trước khi lắp đặt đường ray
Để tính chính xác được kích thước cửa cuốn, bạn cần đo 4 kích thước sau: kích thước cao phủ bì, kích thước rộng phủ bì, kích thước thông thủy và kích thước ray cửa cuốn. Sau đây là cách đo 4 kích thước này:
- Cách đo kích thước cao phủ bì: Đây là kích thước được đo từ mặt đất lên đến đỉnh lô và là một trong những kích thước quan trọng nhất khi đo đạc cửa để lắp đường ray. Kích thước này giúp đơn vị thi công biết được nên chọn loại cửa cuốn nào và loại ray cửa nào vừa với khuôn nhà.
- Cách đo kích thước rộng phủ bì: Là kích thước được tính từ khuôn cửa bên này đến hết khuôn cửa bên kia, đo song song với mặt đất, ký hiệu là Wpb. Kích thước này cần phải được đo chính xác để thi công lắp đặt cửa cuốn dễ dàng và chắc chắn hơn.
- Cách đo kích thước thông thủy: Hay còn gọi là kích thước lọt sáng, gồm 2 yếu tố: chiều cao thông thủy và chiều rộng thông thủy. Trong đó, chiều cao thông thủy được đo từ mặt đất lên tới đỉnh khuôn cửa.Còn chiều rộng thông thủy được đo từ lòng khuôn cửa bên này đến lòng khuôn cửa bên kia
- Cách đo kích thước ray cửa cuốn: Muốn xác định được kích thước ray cửa, cần đo được chính xác kích thước cao phủ bì. Sau đó lấy kích thước cao phủ bì trừ đi 200mm, ray cửa cuốn ở 2 cửa có cùng kích thước với nhau.
Cách chọn ray cửa cuốn theo kích thước dành cho một số loại cửa
Cách chọn ray cửa cuốn theo đúng kích thước cửa là một vấn đề được nhiều người quan tâm vì chúng ảnh hưởng đến cấu trúc, hệ thống cửa cuốn và các yêu cầu khác của hạng mục công trình.
Kích thước ray cửa cuốn khác nhau còn tùy thuộc vào loại ray và loại cửa cuốn sử dụng. Sau đâu là bảng kích thước ray cửa cuốn thông dụng trên thị trường, bạn có thể tham khảo:
STT | Loại ray | Chiều ngang | Chiều rộng | Dùng cho loại cửa |
1 | Ray tự dừng U75 | 75mm | 60mm | Cửa cuốn Đức |
2 | Ray hộp tự dừng U76 | 76mm | 60mm | Cửa cuốn Đức |
3 | Ray hộp tự dừng U76RD | 76mm | 60mm | Cửa cuốn Đức |
4 | Ray hộp tự dừng U81RD | 81mm | 65mm | Cửa cuốn Đức |
5 | Ray hộp tự dừng U99 | 99mm | 79mm | Cửa cuốn Đức |
6 | Ray thép mạ HK AZ/G490 | 70mm | 65mm | Cửa cuốn Úc |
7 | Ray thép mạ HK AZ/G550 | 89mm | 85mm | Cửa cuốn Úc |
8 | Ray nhôm hộp U75 | 75mm | 60mm | Cửa cuốn Úc |
9 | Ray nhôm hộp U85 | 85mm | 60mm | Cửa cuốn Úc |
10 | Ray U50 | 50mm | 40mm | Cửa cuốn Đài Loan |
11 | Ray U60 | 60mm | 40mm | Cửa cuốn Đài Loan |
Nên chọn ray cửa có chất liệu nào để lắp đặt
Lựa chọn chất liệu ray cửa cuốn để lắp đặt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và tính thẩm mỹ của cửa cuốn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn ray cửa cuốn theo vật liệu sau:
Ray Thép
Ray cửa cuốn bằng thép, đặc biệt là thép U50, U60, U100 được ưa chuộng bởi bộ độ cứng cáp và khả năng chịu lực tốt. Thích hợp cho các loại cửa cuốn siêu trường được lắp đặt những khu vực đòi hỏi tính an ninh cao. Tuy nhiên, ray cửa bằng thép sẽ tăng tải trọng cho hệ thống cửa và dễ bị gỉ sét nếu không được sơn lớp phủ bảo vệ, giá thành cũng tương đối cao hơn so với ray nhôm.
*Chú thích: Cửa cuốn siêu trường là loại cửa cuốn chuyên dụng được lắp đặt ở các nhà xưởng hay khu công nghiệp. Với chất liệu làm từ thép công nghệ Nhật Bản, độ sơn phủ dày cao, giúp cửa có độ cứng và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Ray Nhôm
Ray cửa cuốn làm từ vật liệu nhôm được nhiều hộ gia đình sử dụng nhờ vào trọng lượng nhẹ, chống gỉ sét và chịu được các tác động của môi trường. Phù hợp với những nơi có khí hậu ẩm ướt, tuy nhiên dễ bị biến dạng nếu chịu một lực tác động lớn.
Ray inox
Inox là vật liệu cao cấp, độ bền cao và khả năng chống gỉ sét vượt trội. Ray cửa cuốn bằng inox không cần phải bảo dưỡng quá thường xuyên nhưng vẫn giữ được độ sáng bóng lâu dài, phù hợp trong lắp đặt gia đình, cửa hàng, nhà xưởng. Tuy nhiên, giá thành của ray inox cao hơn so với ray nhôm và thép.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại ray cửa cuốn được sử dụng phổ biến hiện nay
F24 – Dịch vụ lắp đặt cửa cuốn uy tín tại TP. HCM
Việc chọn ray cửa cuốn đúng kích thước và chất liệu là yếu tố then chốt để giúp cửa hoạt động ổn định và bền bỉ theo thời gian. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn chọn được ray cửa cuốn phù hợp.
Nếu bạn đang tìm một nơi để lựa chọn các sản phẩm ray cửa cuốn thì F24 là một gợi ý dành cho bạn. Chúng tôi hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm liên quan đến cửa cuốn chất lượng, chính hãng và giá cả cạnh tranh so với thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng lắp đặt cửa cuốn trong ngày, đảm bảo cửa hoạt động tốt và an toàn. Đội ngũ nhân viên F24 luôn sẵn sàng tư vấn và đáp ứng mọi yêu cầu và không làm khách hàng thất vọng.
Khi đăng ký dịch vụ trọn gói cửa cuốn tại F24, bạn sẽ nhận được một dịch vụ chuyên nghiệp cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Hãy để lại thông tin vào mẫu đăng ký dưới đây, sau 5 phút chúng tôi sẽ liên hệ lại và tư vấn.
Gửi yêu cầu tư vấn
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24