Bitum chống thấm là gì? Ứng dụng và cách thi công

Bitum chống thấm là gì? Có chống thấm tốt như sơn chống thấm không?” là câu hỏi gần đây F24 nhận được khi tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ chống thấm. Để trả lời cho câu hỏi này, F24 Vietnam đã tổng hợp các thông tin chi tiết nhất về Bitum chống thấm để giúp các khách hàng có thể hiểu rõ hơn về vật liệu chống thấm này.

Bitum chống thấm là gì?

Bitum chống thấm là một vật liệu xây dựng được làm từ nhựa đường tự nhiên hoặc nhân tạo, kết hợp cùng với các phụ gia để tăng cường tính năng chống thấm. Bitum chống thấm có màu đen, kết cấu lỏng, sền sệt, có khả năng bám dính cực kỳ tốt trên tất cả các chất liệu bề mặt khác nhau. Bitum chống thấm được sử dụng làm thành phần của nhiều vật liệu chống thấm khác nhau như màng chống thấm, sơn chống thấm, keo chống thấm,…

Thành phần chính của Bitum chống thấm gồm:

  • Bitum: Chất cung cấp tính chống thấm
  • Chất độn: Giúp tăng độ bền và độ dẻo của vật liệu
  • Chất phụ gia: Cải thiện khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh, chống ăn mòn,…
Bitum chống thấm
Bitum chống thấm là một vật liệu xây dựng được làm từ nhựa đường

Phân loại các dạng Bitum chống thấm

Hiện nay, Bitum chống thấm được xem là vật liệu chính tạo thành nhiều dạng chống thấm khác nhau. Trong đó có 3 dạng được nhiều thợ xây dựng và khách hàng tin dùng:

  • Bitum dạng lỏng: Được biết đến nhiều nhất là dạng sơn lót và nhũ tương. Bitum dạng lỏng dễ thi công, chống bám bụi tốt nên thường được sử dụng để sơn phủ các bề mặt.
  • Màng Bitum khò nóng: Là một loại polymer tổng hợp có dạng tấm hoặc cuộn, độ bền cao, bám dính tốt, chịu nhiệt tốt và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nên thường dùng để chống thấm cho mái nhà, sân thượng.
  • Keo Bitum: Gồm 2 loại là băng dính và keo chống thấm dạng lỏng gốc nhựa đường. Dòng keo chống thấm Bitum thường dùng để kết nối các lớp màng bitum hoặc dán các vật liệu khác.

Ưu, nhược điểm của Bitum chống thấm

Ưu điểm

Bitum có khả năng chống thấm tốt, ngăn nước xâm nhập vào công trình hiệu quả. Đồng thời độ bền của Bitum khá cao, có thể chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt và các loại hóa chất.

Bitum có nhiều dạng khác nhau, phương pháp thi công cũng khác nhau, bạn có thể tham khảo qua ý kiến của thợ để lựa chọn được loại Bitum chống thấm phù hợp. Vì có nhiều dạng Bitum nên giá thành của Bitum tương đối rẻ, thấp hơn so với các vật liệu chống thấm khác.

Nhược điểm

Bitum chống thấm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Nếu gặp nhiệt độ quá cao, Bitum có thể bị mềm và chảy ra. Ngoài ra, Bitum chống thấm cũng dễ bị rách nếu bị tác động quá mạnh.

dùng Bitum chống thấm
Ưu, nhược điểm của Bitum chống thấm

Ứng dụng của Bitum chống thấm

Khu vực chống thấm Ứng dụng
Chống thấm mái nhà Ngăn nước mưa thấm vào bên trong nhà, bảo vệ kết cấu công trình
Chống thấm sàn nhà vệ sinh Ngăn nước thấm xuống sàn nhà, tránh ẩm mốc nền nhà, trần nhà các tầng dưới
Chống thấm bể bơi, hồ cá Bảo vệ kết cấu bể bơi và đảm bảo độ kín cho bể
Chống thấm hầm, móng nhà Ngăn nước ngầm thấm vào khu vực hầm để xe, hầm thang máy, bảo vệ nền móng nhà
Chống thấm đường ống Ngăn rò rỉ nước, bảo vệ môi trường

Cách thi công Bitum chống thấm

Để thi công Bitum chống thấm một cách hoàn hảo, bạn hãy tham khảo qua các bước sau:

Thi công màng Bitum chống thấm

  • Làm sạch bề mặt thi công: Bề mặt cần thi công phải sạch, khô và không có các vết nứt, bong tróc.
  • Sơn lót: Hãy sơn một lớp lót chống thấm để tăng độ bám dính cho Bitum.
  • Thi công lớp Bitum: Phủ đều một lớp Bitum lên bề mặt, dùng rulo hoặc cọ để tán đều.
  • Đắp màng Bitum: Đắp các lớp màng Bitum chồng lên nhau để tăng cường khả năng chống thấm cho công trình. Khi thi công đắp màng Bitum chống thấm, nên dùng lu lăn để ép màng bám chắc trên bề mặt, đồng thời sử dụng đèn khò hoặc nhiệt để làm nóng bề mặt và tấm Bitum trước khi sử dụng.

Thi công Bitum chống thấm dạng lỏng

Với loại chống thấm dạng lỏng, bạn nên lựa chọn các dòng sơn chống thấm Bitum chất lượng như sơn chống thấm Sika để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tốt nhất.

  • Làm sạch bề mặt thi công: Bề mặt cần thi công phải sạch, khô và không có các vết nứt, bong tróc.
  • Pha sơn: Pha loãng sơn với nước sạch theo tỷ lệ 1:0,5
  • Sơn lót: Hãy sơn một lớp lót để tăng độ chống thấm.
  • Chờ lớp sơn khô và thực hiện sơn chống thấm nhiều lần: Khi thi công sơn Bitum chống thấm, bạn cần phải chờ 1 khoảng thời gian nghỉ giữa các lần sơn để lớp sơn được khô ráo bề mặt và không phá vỡ kết cấu chống thấm. Khoảng thời gian nghỉ giữa các lần sơn nên ít nhất là 2 giờ.

Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng Bitum chống thấm

  • Chọn loại bitum phù hợp: Tùy thuộc vào từng vị trí và điều kiện mà chọn loại bitum phù hợp.
  • Thi công đúng kỹ thuật: Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Kiểm tra và bảo dưỡng lớp chống thấm thường xuyên để phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng.
sử dụng Bitum chống thấm
Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng Bitum chống thấm

Bài viết trên F24 Vietnam đã tổng hợp các thông tin đầy đủ về Bitum để trả lời cho câu hỏi “Bitum chống thấm là gì?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về loại vật liệu chống thấm này và có thể dễ dàng so sánh với các loại chống thấm khác.

Nếu bạn còn đang phân vân lựa chọn giữa sơn chống thấm gốc dầu và Bitum chống thấm thì hãy liên hệ đến hotline 1900 8674 để nhân viên F24 Vietnam giải đáp thắc mắc ngay nhé!

Đánh giá & nhận xét

0/5

0 đánh giá

  • 5
    0 đánh giá
  • 4
    0 đánh giá
  • 3
    0 đánh giá
  • 2
    0 đánh giá
  • 1
    0 đánh giá

Bạn đánh giá sao về dịch vụ này?

Hỏi & Đáp

0 hỏi đáp

Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24