TOP 5 THƯƠNG HIỆU NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Hiện nay trên thị trường tràn ngập các thương hiệu nước mắm, chủ yếu gồm hai loại chính là nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống. Nước mắm công nghiệp có độ đạm thấp hơn 3 – 4 lần so với nước mắm thông thường. Mùi và vị cũng dịu hơn, do nhà sản xuất có thêm vào một số chất phụ gia, để hợp khẩu vị người tiêu dùng. Trong khi đó nước mắm truyền thống được chế biến từ các loại nguyên liệu tự nhiên tại các làng nghề, ngư trường lớn:Phan Thiết Bình Thuận, Phú Quốc, Cát Hải… Dưới đây là các thương hiệu nước mắm Việt truyền thống tại thị trường Việt Nam.

1. Nước mắm Tĩn

Tên gọi “nước mắm Tĩn” xuất phát từ gần 300 trăm năm trước khi người dân làng chài xưa tại Phan Thiết thời bấy giờ kéo rút nước mắm rin nguyên chất (mắm nhỉ nước đầu tiên) từ thùng lều gỗ cho vào cái tĩn gốm (bình gốm) chở ghe bầu bán chạy nhất Việt Nam ngày xưa. Do rất sánh đặc thịt cá, nên một chai nước mắm Tĩn về nguyên tắc có thể  làm ra 3 đến 4 chai nước mắm thông thường.

Rin là cách người dân làng chài xưa Phan Thiết gọi dòng nước mắm nhỉ đầu tiên ra khỏi thùng lều gỗ. Đặc trưng của nước mắm rin là sự sánh đặc thịt cá với vị mặn nhẹ đầu lưỡi và hậu dịu ngọt của cá.  Nước mắm Tĩn chính là loại nước mắm rin nguyên chất quý giá đó.

Nước mắm Tĩn được bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa khôi phục và gìn giữ công thức làm nước mắm 300 năm.  Nước mắm đựng trong bình gốm như xưa sau khi kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ với cá cơm than con to béo tươi và muối tinh khiết, tự nhiên, truyền thống, không chất bảo quản.

Sánh đặc, thơm nồng mùi cá chín, trong veo như một viên ngọc của biển đó là đặc trưng của nước mắm Tĩn luôn luôn bán chạy và được nhiều lời khen tặng của quý khách hàng có gu sành ăn nước mắm.

Lịch sử nước mắm Tĩn đã có từ 300 năm tại làng chài Phan Thiết xưa với ông tổ nghề Trần Gia Hòa, người được vua Nguyễn ban chức quan bát phẩm do có công khai sanh ra nghề nước mắm Việt Nam.

2. Nước mắm Liên Thành

“Đó là thương hiệu xưa nhất, trường tồn nhất của Việt Nam” là nhận định của nhà sử học Dương Trung Quốc dành cho công ty Liên Thành – hãng nước mắm trên 100 năm tuổi khởi đầu sự nghiệp kinh tế của nước ta từ thời Pháp thuộc.

Năm 1906, hưởng ứng phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh, công ty Liên Thành hay Liên Thành Thương Quán, tiếng Pháp là Société de Lien Thanh được thành lập tại Phan Thiết bởi các sĩ phu yêu nước. 

Nước mắm Liên Thành được sản xuất bằng cách ướp cá cơm với muối theo tỷ lệ khoảng 3 kg cá/1 kg muối, ngâm ủ từ 6 đến 12 tháng. Cá cơm sau khi ngâm ủ đủ thời gian 6 đến 12 tháng sẽ chín, ta sẽ mở thùng cá, cho nước mắm trong thùng cá nhỉ ra đến khi hết nước trong thùng, ta được nước mắm cốt nhỉ, có độ đạm trong khoảng 30 đến 40 độ đạm. Hàm lượng cốt nhỉ càng cao sẽ tạo nên vị hậu ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối.

Tuỳ vào nhu cầu của mỗi gia đình mà lựa chọn nhãn phù hợp. Nước mắm chất lượng và ngon nhất là nhãn Ngọc nhưng giá thành cao, với thu nhập trung bình thì chọn các nhãn đồng, bạc, vàng. Còn nhãn đỏ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người phụ nữ nội trợ tiết kiệm vì có giá thành phù hợp.

Giá tham khảo: 29.000đ/150ml (Nhãn ngọc 40 độ đạm)

3. Nước mắm Ông Kỳ

Thương hiệu Nước Mắm Ông Kỳ, thuộc Công ty Thành Thiên Lộc, là dòng nước mắm cốt sạch, ngon, bổ dưỡng được sản xuất theo công nghệ truyền thống Phú Quốc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bộ “Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc” và được cấp quyền được sử dụng bảo hộ của 28 nước Liên minh Châu Âu.

Điểm khác biệt và cũng là lợi thế cạnh tranh của Nước Mắm Ông Kỳ đó chính là nước mắm Phú Quốc Cốt nhất và luôn đảm bảo ba tiêu chí – Sạch, Ngon, Bổ dưỡng. Cụ thể:

  • Nước mắm Cốt nhất tức là loại nước mắm không đấu trộn với nước rút lần hai, lần ba. Chính vì thế, cách làm này không phải nhãn hiệu nước mắm truyền thống Phú Quốc nào cũng áp dụng.
  • Được làm từ cá cơm tươi, các loại cá ngon nhất, hảo hạng nhất để làm nước mắm như Sọc tiêu, Than đen, Than đỏ….Và cá cơm được đánh bắt đúng mùa, chủ yếu là từ tháng 8-11, khi cá ở độ trưởng thành, thịt thơm, béo ngậy, không lẫn cá tạp. Cá được súc rửa và ướp muối ngay ngoài khơi, sau khi đánh bắt để đảm bảo độ tươi. Sau đó, cá được ủ trong các thùng gỗ chuyên dụng, để lên men tự nhiên. Sau 12-14 tháng, dòng nước mắm cốt đầu tiên mới được “nhỉ” ra, mang theo vị ngọt mặn đậm vị và thơm hương dịu nhẹ.
  • Độ đạm của Nước Mắm Ông Kỳ được ghi trên nhãn chai, từ 35-43 độ đạm. Đó là độ đạm tự nhiên cao nhất có thể đạt được bằng phương pháp truyền thống. 

4. Thương hiệu nước mắm Khải Hoàn

Thương hiệu nước mắm Khải Hoàn đã có trên đảo Phú Quốc từ cách đây hơn 40 năm. Xuất phát từ nghề gia truyền của họ tộc, do bà Trần Thị Ba làm chủ. Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn còn có nhiều bí quyết gia truyền của họ tộc nên cho ra thị trường nhiều sản phẩm nước mắm đạt chất lượng tốt nhất.

Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn có hơn 06 chủng loại nước mắm loại 40 độ đạm và trên 40 độ đạm, bao bì mẫu mã đẹp, kiểu dáng sang trọng nên rất thuận lợi cho người tiêu dùng và du khách, làm quà cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp…Ngoài ra, Khải Hoàn còn có hệ thống nhà thùng sạch đẹp, an toàn, đạt tiêu chuẩn nên mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách tham quan chụp ảnh lưu niệm

Hằng năm doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế do Nhà Nước quy định, đã mở rộng hệ thống phân phối trong nước và xuất sang thị trường các nước trên thế giới. Với phương châm phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng, an toàn khi sử dụng.

5. Thương hiệu Nước mắm Cát Hải

Là tên gọi chung để chỉ các loại nước mắm được sản xuất tập trung tại huyện đảo Cát Hải của thành phố Hải Phòng. Trước năm 1959 và cho cả đến nay, nhiều người miền Bắc vẫn biết đến nước mắm Cát Hải dưới tên gọi là nước mắm Vạn Vân qua câu ca dao nổi tiếng: “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”.

Vùng biển Hải Phòng với các ngư trường lớn như Cát Hải, Bạch Long Vỹ có nguồn cá tự nhiên tương đối dồi dào và phong phú nên rất thích hợp cho việc làm nước mắm. Nước mắm Cát Hải được chế biến theo phương thức cổ truyền qua kỹ thuật chọn cá nguyên liệu (tốt nhất là cá nục, còn gọi là cá quẩn, tiếp đến cá nhâm, cá ruội, rồi cá mực nang, mực ống…), thao tác đánh quậy, lên muối và phương pháp gia nhiệt bằng ánh nắng mặt trời, kích thích bằng sự lên men trong chượp, sự tinh tế, nhạy cảm trong kiểm soát quá trình giải protein thành axít amin để có hương thơm tự nhiên.

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích đến với các bạn. Đừng quên theo dõi F24 để “bỏ túi” nhiều thông tin bổ ích hơn nhé! 

Hotline: 1900 8674

Truy cập website: F24 Vietnam

Fanpage: F24 Vietnam

Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24