Tảo Mộ – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Ngày Tết Của Người Việt

Tảo mộ là một trong những phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam, để thể hiệ lòng biết ơn, hiếu thảo với tổ tiên, người đã khuất, là những hoạt động gồm dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của ông bà tổ tiên những người thân đã mất trong gia đình trước khi Tết đến. Cũng là khoảng thời gian ôn lại những kỷ niệm.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa tục tảo mộ của người Việt

1.1 Nguồn gốc

Từ phong tục của Tết Thanh minh ở Trung Quốc được cho là được bắt nguồn từ sự tàn ác của hoang đế đối với người thuộc hạ đã khuất và sau đó là sự hối hận.

Tết Thanh minh còn được gọi là lễ tảo mộ bắt đầu từ ngày thứ 15 sau xuân phân theo lịch âm của Trung Quốc.

1.2 Ý nghĩa

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh minh là ngày con cháu sẽ hướng và nhớ về cội nguồn tổ tiên, dù làm xa thì vào ngày này cũng sẽ về tụ họp để tảo mộ.

Sửa sang cho những phần mộ của ông bà tổ tiên, người đã khuất trong gia đình để thể hiện lòng hiếu kính.

2. Ngày để đi tảo mộ

Thường sẽ bắt đầu từ ngày 20 đến chiều 30 Tết để dọn dẹp phần mộ cho sạch sẽ, khang trang trước khi năm mới tới. Và cũng có thể tảo mộ vào một số thời điểm như: trước Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh,.

3. Vật dụng và lễ vật cần có khi đi tảo mộ

Tảo mộ là hành động sửa sang, dọn dẹp lại phần mộ, cần chuẩn bị các vật dụng như:

Xẻng, cuốc không chỉ để đắp lại phần mộ cho đầy đặn mà nhiều người còn quan niệm rằng dùng cuốc để cuốc xung quanh phần mộ nhằm mở đường cho tổ tiên, ông bà về ăn Tết với gia đình.

Các vật dụng có thể quét dọn phần mộ, nhỏ cỏ.

Dọn dẹp sạch phần mộ
Dọn dẹp sạch phần mộ

Và cần chuẩn bị thêm các mâm lễ cúng bao gồm:

  • Nhang, đèn, hoa cúng
  • Lá trầu, quả cau, trái cây
  • Rượu, nước trong
  • Thuốc lá, gói trà

Và cũng tùy theo từng gia đình làm chay hay mặn mà có những lễ vật khác nhau, nếu là chay có thể chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, xôi chè. Còn nếu là mặn có thể thêm chân giò, gà luộc,…

Lễ vật
Lễ vật

Và điều quan trọng và không thể thiếu đó chính là tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tất cả những việc trên điều xuất phát từ tâm cùng với lòng thành sự biết ơn.

4. Những lưu ý khi tảo mộ cuối năm

Nên tiến hành vào buổi sáng, không nên tảo mộ vào buổi tối những  ngày trời u ám để tránh nhiễm khí lạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ trước thềm năm mới.

Nhất định không được đùa giỡn, ăn nói, cười đùa lớn tiếng khi đi.

Gia đình cùng đi tảo mộ
Gia đình cùng đi tảo mộ

Cần ăn mặc lịch sự, trang nghiệm để thể hiện lòng tôn kính đối với những người đã khuất, không được ăn mặc hở hang lố lăng.

Sau khi tảo mộ về bạn cần tắm giặt sạch sẽ nhằm để loại bỏ hàn khí bụi bẩn.

Khi tiến hành dọn dẹp phần mộ người lớn hoặc chủ gia đình cần đốt nhang, đèn xin phép và đọc văn khấn. Khi đợi nhang tàn, con cháu có thể tiến hành dọn dẹp phần mộ.

Sau khi kết thúc chuỗi ngày tảo mộ thì cũng đã là 29 hoặc 30 Tết, lúc này mọi người sẽ chuẩn bị mua trái cây, nguyên liệu nấu ăn để chưng mâm ngũ quả và làm mâm cỗ để đón giao thừa.

Tổng hợp: F24Vietnam

 

Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24