Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình được sum họp, quây quần bên nhau cùng ôn lại những chuyện đã qua của năm cũ, và định hướng cho một năm mới. Mặc dù vậy, đã có ai từng nghĩ rằng Tết nguyên đán bắt nguồn từ đâu không? Dưới đây là lịch sử tết nguyên đán Việt Nam cho bạn đọc tham khảo từ Dịch Vụ F24 Vietnam.
Lịch sử Tết Nguyên Đán Việt Nam
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).Tết Nguyên Đán vào ngày nào Dương lịch
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thăm hỏi người thân, mừng tuổi người già, trẻ nhỏ…
Lịch sử hình thành và Nguồn gốc ra đời
Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Trị vì cả 2622 năm Từ thời đó, người Việt đã ăn tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo – thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Bài “Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam”
Trong bài viết “Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam”, viết nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1963, Nhà sử học Trần Văn Giáp đã lý giải về nguồn gốc Tết ở nước ta.
Tết Nguyên đán được viết, nói nhiều trong rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Bài viết “Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam” của nhà sử học Trần Văn Giáp viết nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1963 đã lý giải về nguồn gốc Tết của Việt Nam. Được bảo quản, lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Nhà sử học Trần Văn Giáp.
Đây là một tài liệu quý, nghiên cứu về Tết Nguyên đán của Việt Nam cũng như về văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền 2024, xin được giới thiệu khái quát nội dung bài nghiên cứu của Nhà sử học Trần Văn Giáp, như một góc nhìn, một kết quả nghiên cứu về một mùa lễ hội của dân tộc.
Tết Nguyên đán là gì?
“Tết” chúng ta thường hiểu gốc chữ Hán là chữ “tiết”, ở đây có nghĩa là “thời tiết” tức là “bát tiết” và “khí tiết”. “Bát tiết” theo chữ Hán là 8 ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, ấy là: Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cúng lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân… mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí. Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả. Cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ.
Hai chữ “Nguyên đán” là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. “Nguyên” nghĩa là đầu; “đán” nghĩa là buổi sớm; “Nguyên đán” là buổi sớm đầu năm…
Nguồn gốc của Tết nguyên đán
Thực ra, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Tết Trung Quốc viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang – quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng, trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.
Vậy lịch sử Tết Nguyên đán ở Việt Nam có từ bao giờ?
Đó là một câu hỏi, một ý niệm thời gian về Tết nhưng không phải bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng có thể trả lời và biết được. Có rất nhiều cách lý giải về thời điểm ra đời của Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Với truyền thống lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc một bề dày văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Tết Nguyên đán của Việt Nam cũng dần hình thành.
Trải qua hàng nghìn năm, Tết Việt Nam luôn là ngày tết cổ truyền đậm chất dân tộc Việt. Là một hoạt động văn hóa, tinh thần mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Tết là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, quây quần vui vẻ, cùng ôn lại một năm lao động, học tập, công tác, là thời khắc thiêng liêng để ước mong cho những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Là dịp để trao nhau những lời chúc tốt đẹp của những người trong cộng đồng, làng xóm, họ tộc… Cũng là dịp để con người cảm nhận những thay đổi đặc biệt của thiên nhiên trời đất, vạn vật… Lễ tết là một hoạt động tinh thần ý nghĩa của người Việt với nhiều phong tục tập quán thú vị, không chỉ những ngày chuẩn bị đón tết, vui tết, ăn tết và chơi tết.
Hàng năm, tùy theo chu kỳ những ngày cuối tuần, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam được nghỉ Tết theo một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lương.
Tổng hợp: F24Vietnam
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24