Đón giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ và sang ngày đầu tiên của năm mới. Là một trong những tập quán, văn hóa nhiều dân tộc. Cũng là lúc mọi người cùng ngước lên trời để ngắm pháo hoa xinh đẹp cùng với những người thân yêu trong gia đình, người yêu, bạn bè để đón chào một năm mới.
Nguồn gốc của đêm đón giao thừa
Nguồn gốc của từ giao thừa nghĩa là ” cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến “. Với người Việt Nam, vào đêm 30 Tết, hay con gọi là đêm từ tịch.
Và được coi là thời gian thiêng liêng nhất của năm khi gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới cùng với nhau.
Ý nghĩa của việc đón giao thừa
Là một đêm quan trọng vào cuối năm cũ đánh dấu cho sự kết thúc năm cũ và chào đón năm mới đến, người già thêm trường thọ, người trẻ thêm trưởng thành.
Đêm đón giao thừa mang đến ý nghĩa xua đuổi tà khí, mọi điều xấu xa trong năm cũ và rước những điều may mắn, tài lộc đến với năm mới. Và đây cũng được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ hết tất cả những muộn phiền của năm cũ đi.
Những việc diễn ra trong đêm giao thừa
Cúng giao thừa
Vào thời khắc 0 giờ: 0 phút: 0 giây của mùng 1 tháng 1 theo lịch âm mỗi gia đình phải chuẩn bị 2 mâm lễ cúng. Một mâm cúng ngoài trời để chào đón các vị Phán quan, Hành khiển. Mâm còn lại cúng gia tiên tại bàn thời gia đình.
Đây được xem là phong tục tập quán quan trọng nhất trong đêm giao thừa. Tượng trưng cho việc chủ nhà thể hiện lòng biết ơn với trời đất, tổ tiên và cầu mong năm mới được nhiều may mắn, bình an.
Bữa cơm tất niên
Khi đã dâng cúng đất trời, tổ tiên thì con cháu sẽ hạ lễ xuống và cùng nhau ăn chung bữa cơm tất niên. Bữa cơm là sự sum hợp của các thành viên trong gia đình sau một năm buôn ba làm ăn kiếm sống phải xa gia đình.
Đón giao thừa
Đây là dịp để tụ họp bạn bè lại với nhau cùng nhau vui chơi và cùng đón giao thừa sau một năm bôn ba mỗi người mỗi ngả.
Đón giao thừa với người yêu cùng với mong của cả hai đó là sẽ tiếp tục đồng hành với nhau trong năm mới dù có những trắc trở xảy ra thì họ vẫn được bên nhau.
Xông đất
Tùy vào từng gia đình muốn tự xông đất hay nhờ người xông đất cho nhà mình. Nếu nhờ người ngoài nên chọn những người hợp mệnh với gia chủ đến để xông đất cho một năm đầy điều may mắn.
Còn nếu là người trong gia đình, người đó sẽ đi ra ngoài có thể đi chùa xin lộc và sẽ về nhà lúc đã chuyển sang năm mới và bước vào nhà để mang về những điều tốt đẹp quanh năm.
Những điều cần làm trước khi đón giao thừa để gặp may mắn
- Dọn dẹp, quét lau nhà sạch sẽ.
- Đốt nhang bàn thờ Phật và tổ tiên.
- Luôn giữ tiền trong túi.
- Nên mở tất cả các cửa trong nhà.
- Trữ đầy nước trong nhà, mua sắm cây cảnh Tết.
- Đặt chổi ra ngoài đúng giờ giúp xua đuổi điều xui xẻo.
- Sữa chữa hoặc đem bỏ những đồ đã bị hư hỏng không sử dụng được.
- Trả hết nợ nần của năm cũ.
- Mặc những trang phục có màu sắc đem lại sự may mắn.
Những lưu ý trong đêm đón giao thừa
- Không nên nói những lời xui xẻo hay tranh cãi với nhau điều này sẽ làm cho năm mới không được vi vẻ, may mắn.
- Hạn chế việc làm vỡ chén dĩa, đổ dầu trong đêm đón giao thừa.
- Không nên cầm kéo hay soi gương, không nên ăn vội đêm giao thừa.
- Không nên mặc quần áo có quá nhiều tone màu đen hay trắng.
- Không đổ rác hay phơi đồ trong đêm giao thừa.
- Không ăn cháo trắng.
- Không nên cắt tóc.
Tổng hợp: F24Vietnam
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24