Là linh hồn của Tết Việt – Là biểu tượng truyền thống của Tết Việt Nam, bánh chưng bánh tét không chỉ ngon mà còn mang đậm ý nghĩa văn hóa dân tộc. Mời bạn cùng F24 khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của những món bánh này trong ngày lễ Tết nhé!
Nguồn gốc ra đời của bánh chưng bánh tét
Nguồn gốc ra đời của bánh chưng, bánh giầy
Được bắt nguồn từ sự tích Lang Liêu ở đời vua Hùng thứ 6, khi nhà vua đang muốn tìm một lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi các hoàng tử đua nhau đi tìm những món ngon, vật lạ và sơn hào hải vị để bày tỏ lòng thành thì chàng hoành tử thứ 18 của vua Hùng – cũng chính là Lang Liêu đã mang đến món bánh độc đáo được làm từ những hạt gạo quý mà ông trời ban cho. Từ đó, bánh chưng trở thành món bánh quen thuộc của dân tộc ta và cũng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Nguồn gốc ra đời của bánh tét
Bánh tét được ra đời chậm hơn bánh chưng, được ra đời vào năm 1789 trong cuộc khách chiến chống quân Thanh nhà Nguyễn. Đang lúc vua Quang Trung cho quân lính nghỉ ngơi thì có một binh lính đã dâng lên cho ông một món bánh kì lạ. Ông cảm nhận được hương vị tình yêu, sự thương nhớ vợ, nhớ quê nhà khi thưởng thức món bánh này. Từ đó, ông đã đưa ra lệnh phải gói món bánh này hằng năm vào mỗi dịp Tết đến để thể hiện hình yêu thương gia đình, quê hương và đất nước.
Dù nguồn gốc không giống nhau nhưng cả hai loại bánh đều là những loại bánh đặc trưng của Việt Nam ta, thể hiện vẻ đẹp văn hóa nước ta qua các sự kiện lịch sử to lớn của đất nước.
Ý nghĩa của bánh chưng bánh tét
Ý nghĩa của bánh chưng
Tượng trưng cho Đất Trời
Truyền thuyết kể rằng, khi Lang Liêu mơ thấy và được thần nhân chỉ dạy, gạo – hạt ngọc Trời, đã trở thành nguyên liệu chính để tạo ra những chiếc bánh này, nuôi dưỡng tâm hồn của người Việt. Bên cạnh đó, hình vuông của bánh chưng và hình tròn của bánh giầy thể hiện sự đại diện cho Đất Trời – hai nguyên tố mà người dân tôn kính, luôn che chở và bảo vệ.
Thể hiện sự yêu thương
Bánh chưng, bánh giầy là món ăn đặc biệt dịp Tết vì sự tỉ mỉ, công phu của người làm bánh. Bánh chưng vuông vức, nếp đều, đậu xanh vàng óng, thịt heo nạc mỡ, lá dong xanh mượt. Bánh giầy tròn trịa, bột nếp mịn, nhân đậu xanh bùi bùi. Tình yêu thương được gói trọn trong những chiếc bánh, làm cho bánh càng ngon và quý hơn.
Thể hiện cho vũ trụ nhân sinh và sự no đủ thịnh vượng
Bánh giầy và bánh chưng là biểu tượng của âm dương trong tín ngưỡng phồn thực. Mâm cúng Tết có bánh giầy cho mẹ Tiên, bánh chưng cho cha Rồng – tổ tiên của dân tộc Lạc Việt. Hai loại bánh này kết hợp mong ước sự sinh sôi nảy nở của con cháu.
Bánh chưng có đủ nguyên liệu từ động thực vật, biểu hiện sự sung túc, ấm no. Bánh giầy tròn đầy, chứa đựng sự đầy đủ, trọn vẹn. Những món bánh đơn giản nhưng là niềm mong cầu của người dân mỗi Tết.
Ý nghĩa của bánh tét
Thể hiện truyền thống của dân tộc
Bánh Tét là món ăn đơn giản nhưng ý nghĩa, no bụng, ấm lòng người lính, gắn kết tình vợ chồng, thắp lửa yêu nước. Vua Quang Trung ra lệnh nấu bánh Tét để trở thành truyền thống dân tộc, nhắc nhở con cháu quý trọng cội nguồn.
Thể hiện sự bao bọc và yêu thương
Bà và mẹ gói bánh tét ngày Tết, đặt tình yêu thương vào từng lớp bánh. Lá chuối thơm bao lấy nếp, đậu, nhân, như người mẹ bao lấy đàn con. Bánh tét ngày Tết ý nghĩa hơn, như người mẹ mong con về nhà.
Thể hiện sự ấm no hạnh phúc
Bánh tét gói nếp, đậu, thịt mỡ, biểu tượng ấm no, đủ đầy. Khoanh bánh tét cắt bằng gân lá, đặt lên bàn thờ, mâm cúng, mong ước hạnh phúc năm mới.
Bạn đã nhận được những thông tin từ F24, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy và bánh tét. Chúc bạn có một mùa Tết ấm áp bên gia đình và được thưởng thức những món bánh ngon một cách trọn vẹn nhất.
Tổng hợp: F24Vietnam
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24